TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 74

CHƯƠNG SÁU

THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG, LỊCH

SỬ

Đ

ối với hiện thực con người, tồn tại, tức là tự xác định thời gian: trong

hiện tại, chúng ta nhằm tới tương lai qua những dự định vượt qua quá khứ
của mình trong đó hoạt động của chúng ta trở nên cứng nhắc, vô vọng. Tuổi
tác làm biến đổi quan hệ của chúng ta đối với thời gian; trải qua năm tháng,
tương lai của chúng ta rút ngắn lại trong lúc quá khứ của mình trở nên nặng
nề. Có thể xác định người già là một con người có một cuộc đời lâu dài
phía sau mình, và một niềm hy vọng sống còn rất hữu hạn. Hệ quả của
những sự đổi thay này tác động lẫn nhau để sản sinh ra một tình thế, tình
thế ấy có thể biến chuyển tùy theo lịch sử trước kia của cá nhân, nhưng từ
đó, có thể rút ra được những hằng số.

Và trước hết, thế nào là có cuộc đời phía sau mình? Sartre giải thích

điều ấy trong Tồn tại và Hư vô: người ta không sở hữu quá khứ của mình
như sở hữu một vật cầm trong tay và có thể nhìn ngắm ở tất cả mọi mặt.
Quá khứ của tôi là cái tự-nó (en-soi) mà tôi là cái đó nhưng đã bị vượt qua;
muốn có cái đó, tôi phải duy trì nó với cuộc sống bằng một dự định; nếu dự
định này là tìm cách biết được quá khứ ấy, thì tôi phải hiện đại hóa
(présentifier) nó bằng hồi tưởng. Trong hồi ức có một thưa ma thuật mà ở
mọi lứa tuổi người ta đều nhạy cảm với nó. Quá khứ đã từng được trải qua
theo phương thức cái cho-nó (pour-soi), thế nhưng nó đã trở thành cái tự-
; hình như qua quá khứ ấy, chúng ta đạt tới sự tổng hợp không thể có
được giữa cái tự-nó và cái cho-nó mà cuộc sống luôn luôn vươn tới một
cách vô vọng

[20]

. Nhưng gợi lại quá khứ một cách thú vị, thường là những

người cao tuổi. Aristote nhận xét: “Họ sống bằng ký ức nhiều hơn bằng hy
vọng”. Trong tập Hồi ký riêng và tập Hồi ký riêng Mới, Mauriac thường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.