TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 76

Nhưng họ có thể tìm thấy lại cái gì? Trong chừng mực nào ký ức cho

phép chúng ta thu hồi lại các thời kỳ khác nhau trong cuộc sống của mình?

Giáo sư Delay

[21]

phân biệt một cách chính xác ba hình thái của cuộc

sống ấy. Hình thái thứ nhất là ký ức cảm giác vận động (mémoire sensori −
motrice), trong đó, sự nhận biết mang tính chất hành động chứ không phải
tính chất tư duy; nó bao gồm một tập hợp những hiện tượng lắp ráp
(montage), tự động (automatisme) tuân theo những quy luật của thói quen,
và thông thường nó vẫn được giữ nguyên vẹn trong tuổi già. Hình thái thứ
hai − là ký ức tự kỷ (mémoire autistique), bị chi phối bởi quy luật của tính
năng động vô thức (dynanisme inconscient), quy luật này hiện thực hóa quá
khứ qua những giấc mơ và những cơn mê sảng theo một phương thức ngộ
biện (paralogique) và tình cảm. Chủ thể không có ý thức hồi tưởng, và
trong hiện tại sống lại với những cảm giác của quá khứ. (Tôi có thể nói
thêm là tới một chừng mực nhất định, người ta có thể sử dụng ký ức ấy để
đạt tới một sự nhận biết đặt ra vấn đề quá khứ với tư cách quá khứ: đó là
điều phân tâm học muốn thể nghiệm). Hình thái thứ ba là ký ức xã hội, một
thao tác về tinh thần tái hiện và định vị những sự kiện quá khứ bằng cách
sử dụng các phạm trù logic từ những dữ kiện sinh lý học những hình ảnh và
một tri thức nhất định. Chỉ có hình thái sau cùng này cho phép chúng ta,
trong một chừng mực nhất định, tự kể lại với mình lịch sử của mình. Muốn
làm công việc này có kết quả, phải có nhiều điều kiện.

Trước hết, lịch sử ấy phải được xác định. Chúng ta biết rằng ký ức đòi

hỏi sự lãng quên; nếu ghi nhận hết tất thảy, thì chúng ta không sử dụng
được gì hết. Nhiều sự kiện không được những sự kiện khác ghi lại hay bị
chúng xóa nhòa. Nếu tôi lấy chính bản thân mình làm ví dụ − và ở đây tôi
có thể làm việc ấy, vì những gì có giá trị đối với tôi thì tất yếu có giá trị đối
với những người cao tuổi hơn − thì, khi nói chuyện với chị gái tôi hay với
Sartre, tôi thường tìm thấy trong quá khứ của mình những thiếu sót nặng
nề. Sartre kể lại với tôi, chẳng hạn, cái buổi tối chúng tôi nghe tin Liên Xô
tham chiến: ở nhiều nơi, chúng tôi nghe cất lên những tiếng hát Quốc tế ca.
Những giờ phút ấy có giá trị đối với tôi, nhưng chẳng để lại gì hết cho tôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.