TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 8

“Vấn đề ngụy tạo thôi − người ta bảo tôi như vậy − Chừng nào bà cảm

thấy mình trẻ, thì bà vẫn trẻ”. Như thế là không nhận rõ cái chân lý phức
tạp về tuổi già: tuổi già là một mối quan hệ biện chứng giữa thực thể của tôi
đối với người khác − như nó được xác định một cách khách quan − và ý
thức của tôi về bản thân mình thông qua thực thể ấy. Ở tôi, chính người kia
là người cao tuổi, tức là cái bản thân tôi đối với người khác; còn người
khác kia, chính là tôi. Thông thường, thực thể của chúng ta đối với người
khác là phức tạp giống như bản thân người khác. Mọi lời nói về chúng ta có
thể bị phủ nhận nhân danh một sự phán xét khác. Trong trường hợp này,
không được phép một sự tranh cãi nào: mấy từ “một ông già sáu mươi” thể
hiện một sự kiện duy nhất đối với tất cả mọi người. Chúng tương ứng với
những hiện tượng sinh học mà một công trình nghiên cứu có thể phát hiện
ra. Nhưng kinh nghiệm bản thân của mình không chỉ ra cho chúng ta số
năm tháng của mình. Không một cảm giác bản thể (impression
cénesthésique) nào phát hiện cho chúng ta những hiện tượng thoái hóa của
quá trình già lão. Đấy là một trong những nét phân biệt tuổi già với bệnh
tật. Bệnh tật báo cho người ta biết sự hiện diện của nó, và cơ thể tự bảo vệ
mình chống bệnh tật một cách có khi còn tai hại hơn cả bản thân tác nhân
kích thích; nó tồn tại đối với chủ thể bị bệnh rõ rệt hơn đối với những người
xung quanh thường không hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Còn tuổi già thì
xuất hiện đối với người khác rõ rệt hơn đối với chính bản thân chủ thể; nó
là một trạng thái cân bằng sinh học mới: nếu quá trình thích nghi diễn ra
suôn sẻ, thì con người trong lúc già đi không nhận ra nó. Thói quen cho
phép che giấu những khiếm khuyết về vận động tâm thần (déficiences
psychomotrices) trong một thời gian dài.

Dù có những dấu hiệu phát sinh từ cơ thể chúng ta, thì chúng cũng

nhập nhằng. Người ta có thể có khuynh hướng lẫn lộn một bệnh tật có thể
chữa trị được với một quá trình già lão không thể đảo ngược. Là người chỉ
sống để lao động và chiến đấu, Trotsky sợ phải già đi. Ông lo âu nhớ lại
câu nói của Tourgueniev mà Lénine thường viện dẫn: “Bạn có biết khuyết
tật nào lớn nhất trong các khuyết tật không? Đó là tuổi trên 55”. Vào tuổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.