TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 86

già: những vụ xung đột ở tuổi ấu thơ và niên thiếu được thức tỉnh. Suốt đời,
mẹ tôi chịu ảnh hưởng của buổi thơ ấu, nhưng cuối cùng, bà thường gợi lại
nhiều hơn, với lòng giận hờn, niềm ưu ái cha tôi biểu thị đối với cô em út
tôi. Một ví dụ nổi bật là trường hợp Andersen, tuy ông không ăn không
ngồi rồi và cũng không bị bỏ rơi. Ông bắt đầu âu sầu vào khoảng 1854,
trong cuộc chiến tranh với Đức mà kết cục là sự thất trận của Đan Mạch;
lúc ấy, ông 59 tuổi. Ông chiến đấu chống sự suy sụt này bằng lao động và
du lịch. Tuy rất nổi tiếng và sống giữa đám bạn bè quây quần xung quanh,
nhưng đêm nào ông cũng nằm mơ thấy người thầy giáo cũ là Meisling,
người từng đày đọa và sỉ nhục ông một cách tàn bạo khi ông còn là học
sinh; ông bị giày vò bởi cái ký ức tự kỷ (mémoire autistique) này vốn
không cho phép ông chế ngự quá khứ, mà trái lại, hiện tại hóa quá khứ ấy;
ông không tự thuật lại với mình buổi thơ ấu, mà sống lại với nó theo lối
loạn thần kinh. Được cử làm cố vấn Nhà nước, ông nằm mơ thấy Meisling
trao cho mình danh hiệu ấy trong lúc chế giễu mình và ném những cuốn
sách vào đầu mình. Năm 1867, khi tới Odense − thành phố quê hương mình
ông bị một “nỗi sợ hãi đến điên cuồng và kỳ lạ”. Ông nhớ lại thái độ ghét
bỏ của thầy chủ nhiệm khoa đối với mình những lời chế giễu của lũ học
sinh môn latinh, lũ trẻ nghịch ngợm bám theo ông nội ông trên đường phố
những cơn mê sảng và cái chết của thân phụ ông. Ngày hôm sau, trong buổi
lễ tổ chức để tôn vinh mình ông khóc. Năm 1869, Copenhaghen khoản đãi
ông: một sự tán dương đặc biệt. Và nhà phê bình Georges Bernadès viết về
ông trong một cuốn sách quan trọng tràn đầy nhiệt huyết. Nhưng hệ thần
kinh của ông xấu đi và làm cho cuộc sống của ông ngày một thêm khó
khăn. Nỗi kinh hoàng của ông, vốn luôn luôn tiềm tàng, ngay cả trong
những thời kỳ hạnh phúc nhất kết tinh thành vô số những mối lo sợ đặc
biệt: ông sợ lửa, sợ nước, sợ bệnh tật, sợ hết mọi thứ. Trong những cơn ác
mộng của ông, Meisling tiếp tục chế giễu ông. Ông cũng nằm mơ thấy
những cơn giận dữ đối với những bè bạn cũ, rồi ông tỉnh dậy trong hối hận,
và khóc tức tưởi. Nhật ký của ông đầy rẫy những câu chuyện về những cơn
ác mộng ấy. Trong một trong những giấc mơ cuối cùng, do ảnh hưởng của
moocphin, ông nói chuyện một cách bình tĩnh với Meisling về nghệ thuật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.