của chúng, là tình trạng bất lực: nhà điền chủ phải giữ chặt ruộng đất của
mình, không thể rời bỏ nó. Giờ đây, muốn hiểu người già cảm thấy bị trói
chặt tới chừng mực nào, trước tương lai của mình, thì phải xét xem tương
lai ấy xuất hiện như thế nào trước mắt họ. Chúng ta sẽ thấy là nó xuất hiện
hữu hạn ở cả hai mặt: ngắn gọn và khép kín. Nó càng ngắn gọn thì càng
khép kín; và càng khép kín, thì hình như càng ngắn gọn.
Bắt đầu từ một ngưỡng nào đấy, biến đổi tùy theo từng người, người
cao tuổi có ý thức về số phận sinh học của mình: số năm tháng còn lại của
cuộc sống, có giới hạn. Giá ở tuổi 65, người già thấy một năm cũng dài như
trong tuổi ấu thơ của mình, thì khoảng thời gian ngắn ngủi họ có thể trông
chờ một cách hợp lý có thể còn vượt qua trí tưởng tượng của họ; nhưng
tình hình không phải như vậy. Họ thấy thời hạn này ngắn ngủi đến bi thảm,
vì thời gian không trôi qua một cách giống nhau ở những thời điểm khác
nhau của cuộc đời chúng ta: người ta càng già thì nó càng trôi nhanh.
Đối với trẻ em, giờ khắc hình như dài. Thời gian nó vận động là thời
gian bị áp đặt, đó là thời gian của người lớn; nó không biết tính đếm, và
cũng không biết dự kiến thời gian, thời gian mất đi trong lòng một tương lai
không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc, tôi từng làm chủ
thời gian khi sắp xếp các dự định của mình, chia cắt nó theo các chương
trình của mình: các tuần lễ được tổ chức theo những buổi chiều tôi lên lớp;
như vậy, mỗi ngày có một quá khứ, một tương lai. Những ký ức có ghi
ngày tháng và gắn bó với nhau, ra đời từ thời kỳ ấy. Mặt khác, thời điểm
kéo dài ra lê thê khi chúng ta sống trong tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi.
Thế và, do sức yếu, do tính nhạy cảm, do hệ thần kinh không vững, trẻ em
chóng bị mệt mỏi. Sáu mươi phút đọc sách, lúc lên 5 căng thẳng hơn lúc
lên 10, lúc lên 10 càng thẳng hơn lúc 20. Hơn nữa, thế giới lúc ấy lại rất
mới lạ, những ấn tượng nó gây nên ở chúng ta tươi mới và mạnh mẽ tới
mức trong lúc đánh giá thời gian qua sự phong phú của nó về nội dung,
chúng ta thấy thời gian này kéo dài hơn so với những thời kỳ mà thói quen
làm chúng ta nghèo nàn đi. Schopenhauer đã từng ghi nhận hiện tượng ấy: