từ cái cơ bản trong cuốn Théétète và cuốn Parménide; học thuyết của ông
không ngừng được đổi mới và phong phú thêm lên qua các tác phẩm Người
Ngụy biện, Nhà Chính trị, Timée, Críton, Philèbe. Chính trong Philèbe viết
lúc 74 tuổi, ông giải đáp câu hỏi đặt ra trong Théétète về nhầm lẫn và hiểu
biết: “Hiểu biết, là bắt chước, trong tâm hồn mình, những mối quan hệ tồn
tại trong thực thể”. Chính trong tác phẩm này, chúng ta tìm thấy bản thuyết
trình rộng lớn nhất về phép biện chứng của ông. Ngoài cuốn Pháp luật, các
công trình Platon viết trong tuổi già thể hiện một bước tiến liên tục
.
Kant công bố năm 57 tuổi cuốn Phê phán lý trí thuần tuý. Ông viết
cuốn Phê phán sự phán đoán lúc 66 tuổi và càng già hơn khi biên soạn
cuốn Tôn giáo trong giới hạn của lý trí đơn thuần. Hai cuốn này lý giải một
số điểm chủ yếu trong hệ thống của ông với một chiều sâu hoàn toàn mới
mẻ. Chúng làm phong phú thêm và đổi mới sự nghiệp trước kia của ông.
Ông viết các tác phẩm di cảo cho tới khi năng lực trí tuệ sa sút. Theo
Lachìeze-Rey, chúng làm công việc hoàn thành nền triết học của ông.
Những tác phẩm đầu tay của ông đặt một số vấn đề mà ông chỉ có thể giải
quyết được lúc cuối đời, trong tác phẩm Uebergang. Vấn đề chủ yếu là vấn
đề này: Phương thức tồn tại của tinh thần đối với chính bản thân nó là
phương thức nào, với tư cách là một sự có mặt mang tính chất tạo lập?
Trước kia, ông lướng vướng vì vị trí ông dành cho chủ nghĩa hiện thực tâm
lý học; ông do dự trong việc áp dụng nghiêm ngặt phương pháp siêu
nghiệm. Trong lúc về già, chẳng những ông không bị xơ cứng, mà còn đủ
lòng tin vào bản thân mình để chiến thắng những sức phản kháng trong con
người và thoát khỏi thiên kiến cũ. Ông đưa những cái hiện thực giả
(pseudo-realités) về tâm lý trở về những thời điểm đơn thuần trong việc cấu
tạo thế giới và cấu tạo cái tôi. Tác phẩm Uebergang đưa hệ thống nhất quán
với bản thân ông. Cuối cùng, ý thức tìm thấy trong đó tính độc lập và thừa
nhận hiện thực của nó. Sự việc biến mất để nhường chỗ cho hoạt động.
Dĩ nhiên, nếu có thể làm phong phú chính hệ thống của mình cho tới
tận tuổi già, thì nhà triết học không thể thoát ra khỏi hệ thống ấy để tạo lập
một hệ thống triệt để mới. Kant từng linh cảm Fichte, nhưng chúng ta