chất, uy tín, quyền lực, đã là khó. Cuộc dấu tranh của người già cho những
cái đó có những mặt thảm hại hay vô nghĩa: những thói kỳ cục, tính biển
lận, thái độ xảo trá có thể làm cho người ta bực tức hay mỉm cười; nhưng
thực ra, cuộc đấu tranh là thống thiết. Đó là việc khước từ, không chịu chìm
đắm xuống dưới cái nhân văn, trở thành côn trùng, vật dụng bất động người
lớn muốn dồn họ vào. Muốn giữ một chút nhân phẩm tối thiểu trong cảnh
cùng quẫn, đã là có cái gì đó anh hùng.
***
Một con người sút kém, đấu tranh để vẫn là một con người, một số
người già không chấp nhận lối định nghĩa ấy. Jouhandeau khẳng định: “Tuy
không còn nhạy cảm với những buổi biểu diễn sân khấu và những buổi hòa
nhạc như thanh niên nữa, nhưng người già không vì vậy mà không quan sát
những đường chân trời ít khác thường hơn, không nhận ra những sắc thái ít
kỳ thú hơn”. Ngày 25 tháng giêng 1931, Gide ghi Nhật ký −. “Tôi hết sức
khinh miệt cái thứ khôn ngoan người ta chỉ đạt tới bằng sự lạnh lùng hay
chán nản”.
Tuy nhiên, giả thuyết tôi nêu lên ở phần đầu chương này không đáng
bác bỏ hoàn toàn: có khi kèm theo sự sa sút của người già là một quá trình
làm phong phú thêm và một sự giải phóng. Bernard Show, người rất sợ cái
chết và thói lẩm cẩm giữa tuổi 50 và 60, tuyên bố là sau 60 tuổi, bắt đầu
“tuổi thơ thứ hai của ông”: ông có một cảm giác tự do, phiêu lưu, vô trách
nhiệm êm đềm. Giono cũng nói theo hướng ấy trong một cuộc trả lời phỏng
vấn lúc 70 tuổi. Ít lâu trước khi qua đời, Paulhan nói: “Tuổi già thật thú vị:
người ta có vô số những tình cảm trước kia cứ tưởng chỉ có trong sách
vở”
John Cowper thì ca ngợi tuổi già. Theo ông, lúc ấy, cá nhân tha hồ
thực thi “thứ hoạt động thụ động để cơ thể con người hòa làm một với cái
Bất động”. Hạnh phúc của tuổi già, là dịch lại gần với cái Bất động. Người
ta ngày càng trở nên cô đơn; cái Bất động là cô đơn: “Giữa một người già
sưởi nắng mặt trời và một hòn đá cuội được mặt trời sưởi ấm, có một mối