TUỔI TRẺ BĂN KHOĂN - Trang 11

mang một sự tương tự xa xôi. Tác giả ắt đã có một giác quan rất linh hoạt ở
hiệu lực của khả năng sáng tạo, vượt trên cá nhân ông như đã được chứng
tỏ bởi cái chủ tâm không cho rõ nghĩa của nhan đề, “Câu chuyện của Tuổi
Trẻ”, mà nhan đề ấy có thể ứng dụng cho cả thế hệ thanh niên tuổi trẻ cũng
như cho một cá nhân. Cảm tưởng này cũng đã được bày tỏ bởi cái sự kiện
là Hesse, không muốn cho tên mình xuất hiện trên cuốn sách đặc biệt này
mà nó đã được biết đến và trở thành đặc trưng tiêu biểu. Thay vì thế, ông
dùng bút hiệu là Sinclair – một tên được tuyển chọn trong giới Hoerlderlin
– cho in trên cái bìa rời bên ngoài và trong một thời gian dài đã cẩn thận
giấu tên tác giả của ông. Lúc đó tôi đã viết thư cho ông giám đốc nhà xuất
bản, ông s. Fischer củng là người xuất bản tác phẩm độc đáo, cảm động
này, và “Sinclair” có thể là kẻ nào vậy. Ông ta đã nói dối một cách trung
thành: ông nhận bản thảo từ Thụy điển qua một người thứ ba. Song le, sự
thật dần dà trở nên biết được, một phần qua sự phê bình phân tích bút pháp
nhưng một phần cũng qua những sự khinh xuất để lộ ra. Tuy nhiên, tới lần
tái bản thứ mười là ấn bản đầu tiên có mang tên Hesse.

Ở cuối tác phẩm (thời gian là năm 1914), Demian nói với bạn cậu

Sinclair: “Sẽ có chiến tranh… Nhưng Sinclair ạ, cậu sẽ thấy rằng đây chỉ là
mới bắt đầu. Có lẽ nó sẽ trở thành một cuộc chiến tranh trên một bình diện
khổng lồ. Nhưng ngay cả điều ấy nó cũng chỉ là mới khởi đầu. Thế giới
mới đang bắt đầu: và đối với những kẻ nào còn khư khư bám vào cái cũ thì
thế giới mới ấy sẽ là một điều khủng khiếp. Cậu sẽ làm gì?”

Câu trả lời đúng sẽ là: “Nâng đỡ cái mới mà không hy sinh cái cũ”.

Những tên nô bộc tuyệt nhất của cái mới – Hesse chẳng hạn – có thể là
người hiểu biết và yêu cái cũ và mang nó vào trong cái mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.