vào đống lửa to. Vẫn thế, có người viết, có người in tờ giấy. Có khi Khì
Chang thấy vắng Thụ. Có khi thêm người lạ khác. Nghe tiếng nói, đoán
người Hạ Đống, người Kinh hay người Cao Bằng. Họ đi lối nào lên hang,
chưa lần nào gặp. Chỉ biết bao giờ cũng thấy trong hang sẵn người. Chắc vì
Khì Chang chưa biết hết các lối lên. Đường tắt từ các làng xung quanh Áng
Cúm, còn Bó Sa, Ải Khẩu và Khơ Đa bên Lạng Sơn sang, nhiều phía lên
được, nhưng xóm nào biết xóm ấy, không ai rõ hết. Thế mà những người
cách mệnh đã thông tỏ.
Một hôm, Thụ quảy hai chiếc bồ trúc, chặp tối về đến Lũng Nghìu. Vào
đến trong nhà mà cũng không ai biết. Không phải vì trời tối, mà cả nhà
tưởng lão vá chảo về muộn, ghé vào Lũng Nghìu ngủ nhờ. Đến khi Thu giơ
tay, lột cái khăn quấn to như cái rế vòng trên đầu vắt xuống vai, rnọi người
mới reo lên: Anh Năm! Anh Năm!
Thụ bảo Mã Hợp:
– Có công tác mới đây. Chú cầm ba đồng bạc làm vốn, với quang gánh
và đôi bồ này. Từ nay tới cuối năm, Cốc Nam, Khơ Đa, Tà Lài, mỗi xóm ta
phải lập nên một tổ cách mệnh, công việc bắt đầu mở mang rồi.
Thụ bàn với Mã Hợp cách thức lập tổ.
Rồi Mã Hợp xuống trấn Lũng Vài hỏi mua miến và hai hũ rượu ngon.
Thụ cẩn thận cạo cho Mã Hợp cái đầu trọc mới, trắng phốp. Người già
trong xóm vui vẻ nói: “Anh Năm bây giờ cấp vốn cho thằng Mã Hợp đi
buôn, lại làm cho cái đầu mới thế kia thì phát tài rồi”. Mã Hợp muốn nói:
“Mình đi buôn cho cách mệnh đấy thôi”, muốn nói lắm, nhưng nhớ công
tác bí mật anh Năm dặn, lại không dám nói.
Mã Hợp nhanh nhẹn quảy gánh, quần xắn móng heo quá gối, chiếc nón
cói rộng vành úp kín lưng như ngưòi buôn bán đổi vai thường qua lại các
làng.
Mã Hợp sang Cốc Nam trước tiên.
Mấy hôm sau về, Mã Hợp bảo Thụ: