đưa cho người ta cầm, nói cho người ta nghe hiểu mới khó, chứ đem truyền
đơn đi đêm tối rồi đặt mỗi nơi một tờ, ai làm việc ấy chẳng được. Mã Hợp
nghĩ thế.
Họ vào tỉnh ngay từ chập tối, như những người về chợ sớm. Khén Chang
thì đi thong dong thả từng tờ quanh trại lính khố đỏ ở Tểnh Tống. Như
người hóng mát!
Khì Chang vào trường học Pháp Việt phố Đông Kinh. Cửa mỗi lớp đặt
mấy cái. Còn thừa mấy cái. Viết nốt đi. Không, mình đứng ở ngoài đường.
Cái tờ giấy viết công phu của cách mệnh, không được vứt. Những chiếc
đèn điện gió đánh lúc lắc nhấp nháy. Khì Chang cầm nốt truyền đơn đem
ra, vừa đi vừa nghĩ rồi nghĩ ra mẹo đút mỗi tờ vào khe cửa từng nhà ngoài
phố. Cửa nhà đốc học Tây, nhà chánh kho bạc còn đèn sáng và con chó lài
sủa ông ổng. Cóc sợ! Khì Chang mn ném một tờ vào tận trong cửa sổ nhà
lão chánh kho bạc!
Xong việc, hai người lần lượt quay lại chợ - như người các châu xa về
chợ sớm thường hay suốt đêm nằm ngồi chen chúc trong các cầu chợ đợi
phiên mai.
Các quán chợ Kỳ Lừa trong tỉnh, hai cánh mái dài thượt, đêm trông càng
lùn tịt xuống thấp lúp xúp. Trong bóng tối nghe ơi ới bay ra những câu hát
tỏ tình tiếng trai ề à, tiếng gái thanh thảnh, nhũng nhẵng, buồn bã. Quanh
chợ, những hàng phở chua, đèn điện đỏ đục, loé như thắp dưới nước, đèn
măng xông trắng phếch và ánh đèn hơi đất xanh xanh lung lay, mùi hôi hắc.
Người tấp nập cả đêm như con thiêu thân bay quanh ánh sáng. Nếu để ý
nhìn kỹ thì thấy ra vào các hiệu cao lâu, các nhà chứa thổ, gá bạc toàn
khách buôn xuôi ngược và những người được bạc, người thua bạc.
Trai gái các châu về chợ không đem theo tiền chỉ có những câu than vãn,
tình tứ, ôi thôi cũng dỗi bõ và đợi chờ, tiếng hát cứ đối đáp kéo lê suốt đêm
lủng củng trong quán chợ tối om. Nghe giọng biêt góc này đám trai Lộc
Bình, bọn Điềm He. Cầu chợ bên kia nữa đương vẳng lại tiếng Chi Lăng
nằng nặng. Lại nghe người Đông Khê nói hơn hớt nhẹ, đã ra giọng Cao