– Chúng truyền đơn vào tận sân trại lính. Lại bỏ thêm khắp phố cổng
Đồn. Thế là thằng Tây ở Đồng Đăng, ở Thất Khê, lại Kỳ Lừa và bên tỉnh,
chúng đương cay bắt cách mệnh bỏ tù cách mệnh, nhưng cách mệnh vẫn
tiến lên như thường.
Thụ kể thêm:
– Chúng mình cũng dán khẩu hiệu kỷ niệm Cách mệnh Tháng Mười lên
chỗ cửa sổ buồng ngủ nhà quan Ba đại lý. Nhưng không ai mê then vào
nhòm vách dại như các đằng ấy!
Đánh trống lảng, Mã Hợp kể đã dán khẩu hiệu Cách mệnh Tháng Mưòi
vào cửa nhà thằng Mạo. Khoái chí nhất chuyện ấy.
***
Lần này, Phong và Thụ với Chi hẹn về gặp nhau ở Lũng Nghìu.
Trời sáng trăng trong vắt. Ba người ngồi trên mỏm đá trước nhà Mã Hợp.
Trước mặt, những rặng núi xếp nếp loang lổ giữa ánh trăng trong.
Chòm lửa của các xóm Mán đốt rừng làm nương, mùa hè nào cũng nhìn
thấy những đốm lửa lang thang của đời người Dao. Suốt đêm, từng mảng
tàn than lốm đốm như đàn vạc lửa ăn khuya bay về tận sông Kỳ Cùng.
Trên mỏm núi, chỗ hòn đá to này, năm năm trước, có ba người thanh
niên uống rượu, đập chén giết gà ăn thề kết anh em. Mỗi lần đến Lũng
Nghìu, Thụ và Chi đều nhớ lại những kỷ niệm vừa ngây thơ, vừa hào hứng
ấy.
Ánh đèn thị trấn Đồng Đăng hẩng cao trước mặt, sau hình một trái núi.
Họ có cảm tưởng ngồi đây là đương ngồin tận mỏm Cà Mâu chỗ cao và xa
nhất đằng cuối đất nước được.
Phong nói:
– Gặp các đồng chí lần này để bàn một công tác cần. Chúng ta phải tìm
và lập cho được nhiều con đường thông về đồng bằng. Khi cách mệnh đã
phát triển từ Nam ra Bắc thì những đường lên biên giới, những con đường
riêng của ta thông lên biên giới phía bắc sẽ có tầm quan trọng đến sống