Một tuần sau, công an thẩm vấn tôi lần thứ hai. Những ngày trước đó, tôi
và Sô-cô-la vẫn nóng lòng chờ thẩm vấn, tuần lễ ấy trôi qua thật chậm
chạp. Đến lúc tôi ngồi trước nhân viên điều tra tâm trạng tôi như người
phạm tội. Có trời mới biết, tại sao chuyến lưu diễn Bắc Kinh này lại rắc rối
đến thế, tất cả đều nằm ngoài dự đoán, gồm cả anh công an này.
Triệu lật giở cả đống hồ sơ. Lưu Thủy nói với tôi, nó và Lạc Hoa lần lượt bị
hỏi khẩu cung, những hoạt động của hai đứa ngày hôm ấy đều có người
chứng nhận. Tôi rất muốn xem đống giấy tờ kia đã ghi những gì, muốn
xem cả mảnh thủy tinh chết người có dấu vân tay của tôi. Hai điểm ấy đối
với tôi vô cùng quan trọng.
Đàm Đàm rất hay đánh nhau, nhiều lần anh bị giữ ở đồn công an. Anh ta
bảo, vì để tóc dài, nên trong trại giam mọi người gọi anh là “nghệ sĩ”. Công
an hỏi tôi, anh ta có nhiều kẻ thù không? Điều này thật khó trả lời. Rất
nhiều. Nói chung, không ai muốn đụng đến anh ta, mọi người đều tránh
mặt anh. Anh giúp nhiều người làm nhạc, anh muốn kiếm tiền giúp các
cánh cậu ta sĩ bất đắc chí ra album, đó là lý tưởng của anh. Anh thích nhất
ban nhạc Pink Floyd, anh ta không biết rằng những năm tháng ấy qua rồi.
Anh giúp người nhưng lại đánh người, anh bảo đấy là vì nghệ thuật. Anh
đánh cả bọn làm đĩa lậu, thấy ai cũng đánh. Anh coi âm nhạc là vinh quang,
muốn biến mình thành truyền kỳ, anh cho rằng mặc đồ đen đi tất trắng là
bọn xã hội đen, anh có chứng cuồnh tưởng, xem phim đánh nhau quá
nhiều. Anh nói bọn lưu manh côn đồ thích hát tình cậu ta, anh thích hát tình
cậu ta cho nên cũng có thể là một tên lưu manh. Khi anh chia tay với Lưu
Thủy, anh vào đập phá một hàng cơm. Lúc sống với tôi anh mua một cái
cưa điện, anh dọa sẽ đến cưa cổ một vị đại diện công ty đĩa hát nào đó. Cho
nên đồng chí công an hỏi tôi, Đàm Đàm có kẻ thù không thì thật khó trả lời.
Anh ta có bao nhiêu bạn thì ít ra cũng gây sự với bấy nhiêu người. Ngay cả
bố anh ta cũng bực với anh. Thật ra, anh ta rất yêu bố, nhưng lại luôn luôn
chửi bố ngay trước mặt tôi. Anh ta nói với bố: ông là một thằng lính văn
nghệ chứ có là gì đâu, ông tham gia kháng Mỹ viện Triều nhưng chưa từng
bắn một phát súng. Hồi tôi bảy tuổi, ông cõng một bao gạo qua sông, rơi cả
người lẫn gạo xuống sông. Hồi tôi mười tuổi, ông ném chai rượu nhưng