những tín đồ các tôn giáo đã mắc một thứ bệnh thần kinh phổ quát rồi, nên
miễn nhiễm.
2.
Thực có Gót không, hay hình ảnh đó chỉ là một tưởng tượng, và cảm giác
của chúng ta về hiện hữu đó chỉ không gì khác là một hy vọng thầm kín cho
khát khao lớn nhất của con người được thành? Gót là có thực – hay chỉ là
một tưởng tượng? Đó là câu trả lời tự nhiên và quen thuộc nhất, và cũng xa
xưa nhất, ghi lại từ cổ thời Hylạp. Khoảng năm sáu trăm năm trước công
nguyên, triết gia Xenophanes đã viết, “sự thật rõ ràng về các vị Gót là không
có người nào từng nhìn thấy, cũng chẳng có bất kỳ người nào bao giờ sẽ
biết”.
Đây là điều đương nhiên, nhưng ông tuyên bố biết những huyền thuyết về
các Gót đến từ đâu. Ông giải thích “con người có xu hướng dựng hình ảnh
của tất cả mọi người và tất cả mọi thứ giống như là chính họ. Người
Ethiopia, ông nói, làm những Gót của họ có da xậm, mũi tẹt, trong khi người
Thracian làm các Gót của họ có da trắng, tóc hung đỏ và mắt xanh. Tin
tưởng rằng các vị Gót có bất kỳ loại hình thể nào của con người tất cả là thứ
nhân dạng hóa ấu trĩ trẻ con”.
Thế nên, ông còn mỉa mai viết thêm “Nếu những con bò và những con ngựa,
hay những con sư tử đã có tay, và nếu chúng có thể vẽ được, sau đó con
ngựa sẽ vẽ các Gót của chúng có dạng như ngựa, bò như bò, làm thân thể
các Gót của chúng có hình dạng tương tự như của riêng chúng”. Đó là
Xenophanes với những Gót của dân Hylạp vẫn cho rằng cư ngụ trên ngọn
núi cao nhất xứ họ là Olympus.
Thế nhưng sau đó, các tôn giáo Abaham ra đời, khái niệm Gót trở nên trừu
tượng hơn, huyền nhiệm hơn, và vì những ngọn núi đã bị con người chinh
phục, nên Gót được đẩy cho cao xa hơn nữa, ra ngoài cả thời gian lẫn không
gian, ra khỏi thực tại vật chất trần gian. Câu hỏi trên nay được chuyển thành
- Gót là có thực không - hay chỉ là một ảo tưởng, giống như một giấc mơ
trong đêm dài đời người? Câu hỏi này đã gây tranh luận từ lâu trong triết
học tôn giáo phương Tây. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ý tưởng