của những tín đồ hiện đại. Thần học thành nhân loại học, điều tra thực hư về
Gót rơi từ trời cao xuống đất thấp, trở thành một tìm tòi về bản chất con
người.
Phân tích xuất sắc của Feuerbach có ảnh hưởng sâu dài. Câu hỏi Gót có hay
không – nếu tạm giả định là có, đã chuyển sang – tại sao có? – và đến từ
đâu? Lời Feuerbach đáp mở đầu là sự hiện hữu của Gót buộc chặt và có căn
cứ trên kinh nghiệm của con người. Nhưng, như Feuerbach, nhấn mạnh,
kinh nghiệm con người có thể là không gì khác hơn là kinh nghiệm về chính
mình, hơn là về Gót. Chúng ta chỉ đơn giản phóng chiếu những kinh nghiệm
riêng của chúng ta, và gọi tên kết quả là “Gót”, đáng lẽ phải nhận ra rằng
chúng chỉ đơn giản là kinh nghiệm của tự thân bản tính rất đỗi con người.
Cách nhìn của Feuerbach đánh một đòn chí tử vào những ý tưởng xoay
quanh con người của đạo Kitô.
3
Những ý tưởng cơ bản của Feuerbach tái sinh trong Sigmund Freud. Ngày
nay, khi nói về “phóng chiếu” hay “mong ước làm đầy” là nói về chúng
cùng những biến thể trong khoa phân tâm học của Freud, chứ không phải
trong Feuerbach nữa. Tuyên bố mạnh mẽ nhất của Freud có thể tìm thấy
trong The Future of an Illusion (1927). Đối với Freud, những ý tưởng tôn
giáo là “ảo tưởng”, lấp đầy những mong muốn lâu đời nhất, mạnh nhất và
cấp thiết sâu kín nhất của loài người
Để hiểu The Future of an Illusion, chúng ta cần nhắc lại vài khái niệm chủ
yếu. Trước hết là khái niệm ontogenesis recapitulates phylogenesis. Freud sử
dụng phylogenesis để chỉ quá trình tiến hóa bao gồm của con người từ
những nguồn gốc sớm nhất của nó. Ông đưa ra giả thuyết rằng sự phát triển
cá nhân (ontogenesis) lập lại trong thu tóm các giai đoạn chính của quá trình
tiến hóa của nhân loại, với những biến cố chấn thương trong lịch sử của nó,
do đó chúng xuất hiện lại và có ảnh hưởng về cơ cấu trên từng cá nhân. Điều
này giải thích sự phổ quát của những ý tưởng lạ lùng nguyên thủy, mặc cảm
Oedipus, và một dàn dựng cấu trúc trong hình thành và hoạt động của những
chức năng tâm lý con người. Lý thuyết này, một cách vắn tắt, cho rằng tiến