Mỗi khi tàu đến một trạm chuyển tiếp, tia laser sẽ tự động phóng và tiếp thêm lực
đẩy để đưa tàu đến các vì sao.
Các robot tự nhân bản có thể xây dựng những trạm ở xa này bằng nguồn năng
lượng cơ bản là năng lượng nhiệt hạch thay cho ánh nắng Mặt Trời.
BUỒM ÁNH SÁNG
Tàu nano dùng laser để tạo lực đẩy chỉ là một loại trong nhóm nhiều tàu liên sao
có tên là buồm ánh sáng. Giống như thuyền buồm dùng sức đẩy của gió, buồm
ánh sáng tận dụng áp lực ánh sáng từ Mặt Trời hoặc laser. Trên thực tế, nhiều quy
tắc lái thuyền buồm cũng áp dụng được cho cả buồm ánh sáng ngoài không gian.
Ánh sáng cấu thành từ các hạt gọi là photon. Khi photon chạm vào vật cản, nó sẽ
tạo một áp lực rất nhỏ. Do áp lực ánh sáng quá nhỏ nên suốt một thời gian dài,
các nhà khoa học không biết đến sự tồn tại của nó. Johannes Kepler là người đầu
tiên chú ý đến tác động này khi nhận thấy, trái với những dự tính, đuôi sao chổi
luôn hướng ra xa Mặt Trời. Ông phỏng đoán chính xác rằng chính áp lực ánh
sáng Mặt Trời tạo nên đuôi sao khi thổi bụi và tinh thể băng của sao chổi bay xa
khỏi Mặt Trời.
Trong cuốn From the Earth to the Moon, Jules Verne đã dự báo về buồm ánh
sáng như sau: “Rồi một ngày sẽ xuất hiện những vận tốc lớn hơn như thế này rất
nhiều và ánh sáng hoặc điện sẽ là tác nhân tạo ra chuyển động đó…sẽ có ngày
chúng ta du hành tới Mặt Trăng, các hành tinh và các vì sao.”
Tsiolkovsky cũng từng phát triển xa hơn ý tưởng về buồm quang năng hay tàu vũ
trụ dùng áp lực ánh sáng từ Mặt Trời. Nhưng lịch sử buồm quang năng không
được liền mạch. NASA không xem nó là ưu tiên. Buồm quang năng Cosmos 1
của Hội Hành tinh (Planetary Society) năm 2005 và NanoSail-D của NASA năm
2008 đều thất bại khi phóng. Tiếp sau đó, NASA phóng NanoSail-D2 vào quỹ
đạo thấp năm 2010. Lần phóng buồm quang năng ra khỏi quỹ đạo Trái Đất thành
công duy nhất là do người Nhật thực hiện vào năm 2010. Vệ tinh IKAROS mang
theo cánh buồm kích thước 14x14 m và được cấp năng lượng bằng áp lực ánh