TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 168

Cuối cùng, đến năm 1905 thì cậu tìm ra câu trả lời. Tên cậu là Albert Einstein và
lý thuyết của cậu là thuyết tương đối hẹp. Einstein phát hiện rằng không gì có thể
đi nhanh hơn ánh sáng, vì tốc độ ánh sáng là vận tốc tối đa trong vũ trụ. Khi gần
đạt tới tốc độ ánh sáng, những hiện tượng kỳ lạ sẽ xảy ra. Tên lửa sẽ trở nên nặng
nề hơn và thời gian bên trong nó sẽ trôi chậm lại. Nếu có thể đạt được đến tốc độ
ánh sáng, tên lửa sẽ vô cùng nặng và thời gian sẽ ngừng trôi. Cả hai điều kiện này
đều không thể xảy ra, nghĩa là bạn sẽ không thể phá vỡ bức tường ánh sáng.
Einstein giống như viên cảnh sát giao thông, thiết lập tốc độ tối đa trong vũ trụ.
Từ đó trở đi, giới hạn này đã làm bao thế hệ nhà khoa học tên lửa đau đầu.

Nhưng Einstein chưa thỏa mãn. Thuyết tương đối hẹp có thể lý giải nhiều bí ẩn
của ánh sáng, nhưng ông còn muốn áp dụng nó để giải thích trọng lực. Năm
1915, ông đề xuất một lời giải thích gây kinh ngạc. Ông đưa ra tiên đề rằng
không gian và thời gian vốn được cho là ở trạng thái tĩnh nhưng thật ra chúng
“động”, và có thể gấp khúc, trải dài, uốn cong tương tự như tấm ga trải giường.
Theo lý thuyết của Einstein, Trái Đất quay quanh Mặt Trời không phải vì bị trọng
lực của Mặt Trời hút, mà vì Mặt Trời đã uốn cong không gian xung quanh nó.
Lớp không-thời gian cong đã đẩy Trái Đất di chuyển theo quỹ đạo cong quanh
Mặt Trời. Nói đơn giản, trọng lực không hút vào. Thay vào đó, không gian đã đẩy
ra.

Shakespeare từng nói cả thế giới chỉ là một sân khấu và con người là những diễn
viên bước vào, bước ra. Hãy hình dung không-thời gian như một sân khấu. Trước
đây, ai cũng nghĩ sân khấu này tĩnh, phẳng tuyệt đối, đồng hồ đặt ở chỗ nào trên
bề mặt sân khấu cũng chạy với tốc độ giống nhau. Nhưng trong vũ trụ Einstein,
sân khấu có thể bị uốn cong. Đồng hồ chạy ở mỗi nơi mỗi khác. Diễn viên không
thể đi từ đầu này sang đầu kia mà không ngã nhào. Có thể họ sẽ nói mình bị một
lực vô hình hút về các hướng khác nhau, trong khi thực ra sân khấu cong đã đẩy
họ.

Einstein cũng nhận ra thuyết tương đối rộng có một khe hở. Ngôi sao càng lớn thì
không-thời gian quanh nó càng bị bẻ cong. Nếu ngôi sao đủ nặng, nó sẽ trở thành
lỗ đen. Lớp không-thời gian có thể sẽ rách, tạo nên lỗ sâu - đây chính là cánh
cổng, hay đường tắt xuyên không gian. Khái niệm này được Einstein và học trò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.