TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 183

KẾT QUẢ TỪ KEPLER

Năm 2009, tàu Kepler được phóng, đánh dấu một bước đột phá quan trọng. Con
tàu được thiết kế đặc biệt để tìm kiếm hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời bằng phương
pháp quá cảnh thiên thể. Nó đạt được thành công vượt quá mong đợi của giới
thiên văn. Sau kính viễn vọng không gian Hubble, tàu Kepler là vệ tinh hoạt động
hiệu quả nhất mọi thời đại. Nặng 1.043 kg, trang bị mặt kính lớn 1,4 m với đầy
đủ cảm ứng tối tân, Kepler được xem như một kỳ quan công nghệ. Do nhiệm vụ
của nó là ngắm vào một điểm trên bầu trời trong thời gian dài để thu được dữ liệu
tốt nhất, nên Kepler không quay quanh Trái Đất mà quay quanh Mặt Trời. Ở tít
cao trong không gian, có khi cách Trái Đất đến 160 triệu kilômét, Kepler dùng
một loạt con quay hồi chuyển để tập trung vào một khu vực nhỏ bằng 1/400 bầu
trời, nằm về phía chòm sao Cygnus. Trong khoảng “nhỏ” đó, Kepler phân tích
khoảng 200.000 ngôi sao và tìm ra hàng ngàn hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Kết
quả này buộc giới khoa học phải đánh giá lại vị trí của loài người trong vũ trụ.

Thay vì tìm ra những hệ khác giống Hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn gặp phải điều
hoàn toàn bất ngờ: các hành tinh đủ mọi kích cỡ quay quanh sao mẹ ở đủ mọi
khoảng cách. “Có những hành tinh không có đối ứng nào trong Hệ Mặt Trời. Một
số thì lớn hơn Trái Đất nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương, một số khác lại nhỏ hơn
Sao Thủy rất nhiều.” Giáo sư Seager nhớ lại. “Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn
chưa thấy bản sao nào của Hệ Mặt Trời.” Thật ra, có nhiều kết quả lạ lùng đến độ
các nhà thiên văn học không giải thích được bằng lý thuyết. “Càng tìm thấy
nhiều, ta càng hiểu ít hơn.” Bà thừa nhận. “Tất cả như một mớ bòng bong.”

Chúng ta thậm chí không giải thích được loại ngoại hành tinh phổ biến nhất.
Nhiều hành tinh có kích thước Sao Mộc, loại dễ phát hiện nhất, không di chuyển
theo quỹ đạo gần tròn như dự kiến mà theo quỹ đạo elip cao.

Bên cạnh đó, một số hành tinh kích thước Sao Mộc có quay theo quỹ đạo tròn,
nhưng lại nằm quá gần sao mẹ. Nếu đặt vào Hệ Mặt Trời, chúng sẽ nằm trong
quỹ đạo Sao Thủy. Các hành tinh khí khổng lồ này được gọi là “Sao Mộc nóng”,
khí quyển của chúng liên tục bị gió mặt trời thổi bay vào không gian. Các nhà
thiên văn từng tin rằng những hành tinh kích thước Sao Mộc đều hình thành ở xa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.