Trong ba thuyết trên, chỉ có một phương pháp đã được chứng minh là có thể kéo
dài tuổi thọ của động vật, có khi đến gấp đôi. Đó là phương pháp hạn chế calo
trong khẩu phần ăn của động vật.
Trung bình, các loài vật ăn ít đi 30% calo thì tuổi thọ kéo dài thêm 30%. Điều này
đã được chứng minh chắc chắn với tế bào men, sâu bọ, côn trùng, chuột, chó,
mèo và linh trưởng. Thực ra, đây là phương pháp kéo dài tuổi thọ duy nhất được
giới khoa học toàn cầu chấp thuận thử nghiệm. (Loài quan trọng duy nhất chưa
được thử nghiệm là con người.)
Theo thuyết này, động vật trong môi trường hoang dã thường sống trong trạng
thái đói khát. Vào thời điểm dồi dào thức ăn, chúng sẽ sinh sản; nhưng khi khó
kiếm thức ăn, chúng chuyển sang trạng thái gần giống ngủ đông để bảo toàn năng
lượng và sống sót qua thời kỳ này. Động vật được cho ăn ít sẽ kích hoạt trạng thái
đáp ứng sinh học thứ hai kể trên và chúng sống lâu hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề của phương pháp hạn chế calo là động vật sẽ trở nên lờ
đờ, chậm chạp và đánh mất cảm hứng tình dục. Phần lớn con người cũng không
hứng thú gì với viễn cảnh phải ăn ít đi 30% calo. Như vậy, ngành công nghiệp
dược sẽ phải tìm ra các chất hóa học giúp điều chỉnh quá trình hấp thụ năng
lượng, để phương pháp hạn chế calo phát huy ưu điểm nhưng không gây tác dụng
phụ đáng ngại.
Gần đây, một chất rất hứa hẹn có tên resveratrol đã được phân lập. Resveratrol có
trong rượu vang đỏ, giúp kích hoạt các phân tử sirtuin làm chậm sự oxy hóa - yếu
tố cơ bản của quá trình lão hóa - do đó, nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tổn
hại phân tử do lão hóa.
Tôi từng phỏng vấn nhà nghiên cứu ở đại học MIT Leonard P. Guarente, một
trong những người đầu tiên chứng minh mối liên quan giữa các chất chống oxy
hóa và quá trình lão hóa. Ông rất ngạc nhiên khi thấy một số người cuồng thực
phẩm coi các chất trên như một dạng suối nguồn tươi trẻ. Ông nghi ngờ điều đó
nhưng để ngỏ khả năng nếu thuốc chữa lão hóa thật sự được tìm ra, thì resveratrol
và những hóa chất tương tự có thể đóng vai trò nhất định. Thậm chí ông còn đồng