TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 27

TÊN LỬA HÒA BÌNH, TÊN LỬA CHIẾN TRANH

Trong giai đoạn đầu của ngành khoa học tên lửa, ta có những người mộng mơ,
như Tsiolkovsky, đã xây dựng nên nền tảng vật lý và toán học cho công cuộc du
hành không gian. Đến giai đoạn thứ hai, ta có những người như Goddard, tạo ra
các mô hình tên lửa đầu tiên. Giai đoạn ba, các nhà khoa học tên lửa bắt đầu được
chính quyền chú ý. Wernher von Braun kế thừa các bản vẽ, giấc mơ và mô hình
của những người đi trước, cùng sự hỗ trợ của chính phủ Đức - sau đó là chính
phủ Mỹ - đã tạo nên những tên lửa khổng lồ có thể đưa con người lên Mặt Trăng.

Wernher von Braun, nhà khoa học tên lửa lừng danh nhất, có xuất thân quý tộc.
Cha của nam tước Wernher von Braun từng là bộ trưởng nông nghiệp dưới thời
Cộng hòa Weimar, còn mẹ ông có dòng dõi thuộc hoàng gia Pháp, Đan Mạch,
Scotland và Anh. Thuở nhỏ, von Braun chơi đàn piano rất giỏi và thậm chí còn
viết được nhiều tác phẩm âm nhạc độc đáo. Ông có nhiều tiềm năng trở thành
nhạc công hay nhạc sĩ nổi tiếng. Nhưng số phận thay đổi khi ông được mẹ mua
cho chiếc kính viễn vọng. Ông trở nên say mê không gian. Ông say sưa đọc sách
khoa học viễn tưởng và các kỷ lục tốc độ do ô tô trang bị động cơ tên lửa lập nên
đã tạo cảm hứng cho ông. Năm 12 tuổi, ông gắn một lô pháo bông vào cỗ xe kéo
đồ chơi và gây ra hỗn loạn ngay giữa đường phố Berlin đông đúc. Ông sung
sướng khi thấy cỗ xe bắn tung lên giống hệt như, chà, một quả tên lửa. Nhưng
cảnh sát thì không thấy đó là ấn tượng. Von Braun bị bắt giam nhưng rồi được thả
nhờ ảnh hưởng của cha. Nhiều năm về sau, ông bồi hồi nhớ lại: “Nó còn hơn cả
giấc mơ điên rồ nhất của tôi. Cái xe quay mòng mòng, phụt lửa như sao chổi. Khi
pháo cháy hết, màn biểu diễn ngoạn mục kết thúc với một tiếng nổ rền vang, xe
lăn một đường oai vệ rồi dừng lại.”

Von Braun thú nhận ông chưa bao giờ giỏi toán. Nhưng nỗ lực hoàn thiện việc
chế tạo tên lửa đã đưa ông đến với việc thành thục phép vi tích phân, các định
luật Newton và những nguyên lý cơ học của du hành vũ trụ. Ông từng nói với
một giáo sư của mình: “Em dự định sẽ lên Mặt Trăng đấy.”

Ông trở thành sinh viên cao học ngành Vật lý và nhận bằng tiến sĩ năm 1934.
Nhưng ông dành phần lớn thời gian trong Hội Tên lửa Berlin - một hội không
chuyên, thường sử dụng các loại phụ tùng để lắp ráp và thử nghiệm tên lửa ở bãi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.