Kết luận là, khi con người đi khắp thiên hà với tốc độ chậm hơn ánh sáng và các
nhánh mất liên lạc với nhau, về cơ bản chúng ta vẫn là con người. Ngay cả sau
100.000 năm, khi ta có lẽ đã tạm đạt được tốc độ ánh sáng, tỷ lệ khác biệt giữa
con người ở hai khu định cư cũng không lớn hơn so với giữa hai cá thể người trên
Trái Đất hiện nay.
Hiện tượng này cũng xảy ra với ngôn ngữ mà ta đang sử dụng. Các nhà khảo cổ
và ngôn ngữ học luôn nhận thấy một mô thức lạ lùng khi họ tìm kiếm nguồn gốc
ngôn ngữ. Họ phát hiện mỗi ngôn ngữ thường xuyên phân nhánh thành các
phương ngữ nhỏ hơn trong quá trình di dân; theo thời gian, các phương ngữ này
lại phát triển thành ngôn ngữ mới.
Nếu chúng ta thiết lập một sơ đồ gồm toàn bộ các ngôn ngữ được biết đến trên
thế giới và quá trình phân nhánh của chúng, rồi so sánh với sơ đồ các cuộc di dân
từ xưa đến nay, ta sẽ thấy lịch sử ngôn ngữ và lịch sử di dân trùng khớp nhau.
Chẳng hạn, Iceland, vốn đã khá tách biệt với châu Âu từ khi khu định cư đầu tiên
của người Na Uy được thành lập năm 874, có thể sử dụng làm “phòng thí
nghiệm” để thẩm định lý thuyết ngôn ngữ và di truyền này. Tiếng Iceland có quan
hệ gần gũi với tiếng Na Uy của thế kỷ thứ chín, pha trộn một chút tiếng Scotland
và tiếng Ireland. (Có lẽ do người Viking bắt nhiều người Scotland và Ireland làm
nô lệ.) Tiếp theo ta có thể tạo ra đồng hồ ADN và đồng hồ ngôn ngữ để tính toán
sơ bộ mức độ thay đổi tại Iceland qua 1.000 năm. Sau một thiên niên kỷ, dấu vết
di dân khi xưa vẫn thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ của họ.
Có thể ADN và ngôn ngữ của chúng ta quả thực không biến đổi nhiều qua hàng
ngàn năm phân tách, vậy còn văn hóa và tín ngưỡng thì sao? Liệu ta có hiểu và
cảm thông được với các nền văn hóa khác?
NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CHUNG
Nhìn vào cuộc Đại Di dân và những nền văn minh sinh ra từ đó, ta không chỉ
thấy những khác biệt rất đa dạng về ngoại hình như màu da, kích cỡ, tóc, v.v.., mà