kim của lĩnh vực thám hiểm không gian vẻ như đã chấm hết; tất cả đã rớt đến đáy
vực.
Vấn đề có thể được tóm gọn chỉ bằng một từ bốn ký tự: t-i-ề-n. Mất khoảng
22.000 đô-la để đưa khối lượng một kilôgam bất kể là người hay hàng lên quỹ
đạo thấp. Tưởng tượng cơ thể bạn làm bằng vàng khối thì đó chính là chi phí ước
tính để đưa bạn vào không gian. Để đưa thứ gì đó lên Mặt Trăng tốn ngay
220.000 đô-la/kilôgam. Để đưa lên Sao Hỏa thì lên đến 2.200.000 đô-la mỗi
kilôgam. Ước tính, để đưa một phi hành gia lên Sao Hỏa sẽ mất tổng cộng 400
đến 500 tỷ đô-la.
Tôi sống ở New York City. Đối với tôi, ngày tàu con thoi đến là một ngày buồn.
Tuy rất nhiều du khách hiếu kỳ đứng thành hàng và vỗ tay hoan hô khi con tàu
diễu qua phố, nhưng nó là dấu chấm hết cho một kỷ nguyên. Tàu được trưng bày,
sau đó đặt tại bến tàu phố 42. Trước mắt chưa có tàu nào thay thế nó, có cảm giác
như thể người ta đã vứt bỏ khoa học, cùng với đó là tương lai chính mình.
Nhìn lại những ngày đen tối đó, đôi khi tôi nhớ đến chuyện đã xảy ra với hạm đội
Đế quốc Trung Hoa vào thế kỷ 15. Khi đó, Trung Hoa đứng đầu thế giới về khoa
học và thám hiểm. Họ phát minh ra thuốc súng, la bàn và kỹ thuật in ấn. Sức
mạnh quân sự và công nghệ của họ là vô song. Trong khi đó, châu Âu thời trung
cổ dày đặc các cuộc chiến tôn giáo và sa vào việc mở tòa án dị giáo, xét xử phù
thủy và mê tín dị đoan, các nhà khoa học tiên phong vĩ đại như Giordano Bruno
hay Galileo bị thiêu sống hoặc quản thúc tại nhà, các tác phẩm họ viết đều bị
cấm. Châu Âu khi đó hoàn toàn là nơi nhập khẩu công nghệ, chứ không phải nơi
khởi nguồn sáng tạo.
Thừa lệnh hoàng đế Trung Hoa, Đô đốc Trịnh Hòa chỉ huy một đoàn thám hiểm
hải quân tham vọng nhất mọi thời đại, với 28.000 thủy thủ, đi trên 317 con tàu
khổng lồ, mỗi tàu dài gấp năm lần tàu của Christopher Columbus
. Phải 400 năm
sau, thế giới mới lại thấy một hạm đội khác vĩ đại như thế. Không chỉ một, mà
đến bảy lần, từ năm 1405 đến 1433, Trịnh Hòa đi khắp các vùng được biết đến
thời bấy giờ, vòng quanh Đông Nam Á và đi qua Trung Đông, cuối cùng đến
Đông Phi. Hiện vẫn còn nhiều bức tranh gỗ hình các con thú lạ như hươu cao cổ,
do ông đem về dâng trước triều đình.