TƯỚNG VỀ HƯU - Trang 257

nhà quê chất phác si tình như bị hớp hồn. Họ kéo nhau vào rừng
trước một pho tượng đá cổ tạc những hình thù kỳ dị mà mãi về sau
Móng được nghe giải thích là tượng “lin-ga”. Móng đòi cô gái trao
thân. Cô gái bắt Móng phải thề chung thủy với cô. Nửa đùa nửa
thật, Móng thề:

- Nếu tôi không chung thủy với em thì suốt đời tôi đi hót cứt!

Cô gái vui vẻ, tự nguyện trao thân. Sau đó Móng đã chuyển đi nơi

khác. Anh ta quên ngay cô gái người Chăm. Cuộc đời chinh chiến
giang hồ bôn ba khắp nẻo, sau này Móng cũng đã nhiều lần gặp
gỡ không ít những cô gái khác. Hết chiến tranh, trở về quê quán,
giống như nhiều người đàn ông có giáo dục và lương thiện khác đã
qua thử thách, Móng lấy một cô gái làng, lập gia đình và sống cần
cù, gương mẫu.

Tôi nghe kể nhưng không tin lắm vào câu chuyện trên. Tôi hỏi

ông Móng và biết ông làm việc ở chợ phân này mấy chục năm nay
tình nguyện và không vụ lợi. Nhiều người cũng đã xác nhận việc ấy
với tôi. Không có lẽ ông ta lại có tình yêu và lòng say mê với phân như
khối người dở hơi chúng ta vẫn say mê văn chương nghệ thuật, toán
học, chính trị hay đồ cổ? Tôi có mang chuyện này trao đổi với một
nhà sư. Ông bảo:

- Sám hối vẫn thường là một nhu cầu tâm linh của người ta khi

đã về già. Thế nào gọi là Sám? Thế nào gọi là Hối? Sám có nghĩa
là ăn năn về những lỗi lầm mình đã phạm từ trước. Các nghiệp ác,
các tội ngu si mê chấp, kiêu ngạo khinh mạn... hoàn toàn xin ăn năn
hối lỗi, từ nay về sau không còn gây ra nữa. Thế gọi là Sám. Hối
có nghĩa là hối cải những điều lỗi có thể phạm phải sau này. Các
nghiệp ác, các tội ngu mê, kiêu ngạo, ngông cuồng, ghen ghét... đã
được giác ngộ sẽ phải dứt bỏ hẳn, không gây ra nữa. Thế gọi là Hối,
gọi chung là Sám hối. Kẻ phàm phu mê chấp chỉ biết ăn năn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.