CHUYỆN BÀ MÓNG
Bà Móng tên thật là Dương Thị Hợp, hồi nhỏ ở với bố mẹ ở xóm
núi Bò, sau đường Đội Cấn Hà Nội bây giờ.
Bốn chục năm trước, xóm núi Bò phong cảnh vẫn còn tiêu tao
giống như ở vùng sơn cước chứ không hề bề bộn nhà cửa khang
trang như bây giờ. Trên núi là những cây mít mật mọc hoang chĩu
chịt quả. Dưới chân núi là những ruộng rau muống, mưa xuống là
ễ
nh ương, chão chuộc gầm gào suốt thâu đêm. Gia đình cô Hợp làm
nghề bán chim. Họ có cửa hàng ở chợ Giảng Võ. Cô Hợp cất chim ở
các tỉnh về: nào cu gáy, sáo sậu, chích choè than, chích choè lửa, hoạ
mi, yến phụng, nhồng, bạc má, chiền chiện, gà nước, cuốc lủi, đa
đa, cưỡng, vàng anh, khướu, yểng, vẹt, quạ, thậm chí có cả đại bàng.
Cô Hợp có tài dạy chim, tài bẫy chim. Nghề dạy chim là nghề
khó nhất trần đời, ông Móng chồng cô Hợp sau này có ví nghề đó
“khó như nghề đào tạo gián điệp”. Nếu ai hiểu biết về nghề nuôi
chim sẽ thấy ông Móng ví von có lý.
Cô Hợp thừa hưởng ở ông cụ thân sinh tài nghệ bắt chước đủ loại
tiếng chim. ở trong xiếc người ta gọi đây là trò khẩu thuật. Bạn đã
bao giờ xem biểu diễn trò khẩu thuật chưa? Diễn viên chúm miệng lại
bắt chước tiếng chim, tiếng chó sủa, tiếng dê kêu, tiếng còi tàu,
tiếng máy bay gầm rú, thậm chí cả tiếng của lãnh tụ đang đọc diễn
văn vô cùng ngoạn mục. Từ nhỏ, tôi đã hết sức khâm phục những
người có tài bắt chước, tôi nghiệm thấy ở trong cuộc sống họ vẫn
thường thành công hơn những người tự phụ lúc nào cũng khăng
khăng giữ lập trường độc đáo cho riêng mình.