thánh thót mê ly lại được huấn luyện thành các chiến binh, chúng
có thể đánh nhau đến chết. Người ta bỏ tiền ra cá cược cho các
trận chiến. Nghề nuôi chim không còn tuân theo các phương pháp
cổ truyền tao nhã ngày xưa, người ta ép nó ăn những thức ăn công
nghiệp, họ cho chim dùng cả tân dược, cả doping. Gần đây, dịch cúm
gà và dịch cúm gia cầm xuất hiện nên cũng ít người dám nuôi chim
làm cảnh.
Ông Móng và bà Hợp vẫn cố gắng cầm cự với nghề nuôi chim
cổ truyền của họ. Những khi rỗi rãi, ông ngồi chép lại những kinh
nghiệm nuôi chim mà bà Hợp kể ra. Cuốn sách của ông thiên về kỹ
thuật nên có phần rắc rối, khó hiểu. Ông có cho tôi xem cuốn
sách này, nhưng quả thật về kỹ thuật nuôi chim thì tôi mù tịt. Tôi có
nói với ông về một bài kệ của thiền sư Ngoạ Luân ở Trung Quốc
ngày xưa, vị thiền sư này rất chú trọng đến các kỹ năng ứng xử
cũng như trong học thuật. Bài kệ như sau:
Ngọa Luân có kỹ năng
Dừng ngắt trăm tư tưởng
Đối cảnh tâm chẳng vương
Bồ đề ngày tháng trường.
Khi nghe thấy bài kệ này, Lục Tổ Huệ Năng (sinh năm 638 mất
năm 713) có nói:
- Bài kệ ấy tỏ ra chưa thấy bản tâm tự tính, chưa rõ thế nào là
tâm địa, nếu theo đó mà thực hành thì chỉ tăng thêm trói buộc.
Nhân đó, Lục Tổ đọc bài kệ này:
Huệ Năng chẳng kỹ năng