TƯỚNG VỀ HƯU - Trang 338

ngờ vì sự trớ trêu trong hoàn cảnh đó của mình.

Tôi dứt khoát không nhận số tiền anh Lai đưa cho. Tôi có những

nguyên tắc lương tâm của tôi. Tôi nói với anh rằng thực ra số tiền
này phải thuộc về người đàn ông người Mông nghiện ngập mà tôi
ngẫu nhiên gặp gỡ, chính tôi cũng chẳng biết tên tuổi ông ta là gì.
Nếu có số tiền ấy, ông ta cũng chỉ dùng để hút thuốc phiện mà
thôi, nó cũng chẳng giúp cho ông ta cải thiện thêm gì số phận tồi tệ
của mình. Câu chuyện về bức tượng “Quan Âm chỉ lộ” tốt nhất là
nên chấm dứt ở đây. Tôi hy vọng tình cảm của tôi với gia đình anh
không phải chỉ vì một chuyện nhỏ nhoi thế này mà sứt mẻ.

Chúng tôi về Hà Nội. Thời gian trôi đi. Tôi cũng nghĩ rằng câu

chuyện không vui trong dịp Tết năm ấy rồi cũng rơi vào quên
lãng, chẳng còn ai nhớ. Sáu tháng sau, tôi được biết anh Lai đã đi
nhận công tác mới, cháu Quang cũng sang bên Mỹ làm việc, cháu Vân
thì đi học đại học ở Anh. Một hôm, chị Hỷ đến nhà tôi chơi. Tôi rất
ngạc nhiên thấy chị mang đến bức tượng “Quan Âm chỉ lộ”. Chị nói:

- Tôi đã tra hỏi con bé “ô-sin”. Tôi đã không nhầm. Nó là thủ

phạm của vụ trộm này. Chú có biết không, hạng người như nó thì có
dạy dỗ thế nào vẫn thế... Tôi đã đuổi việc nó rồi!

Tôi mời chị Hỷ ở lại ăn cơm nhưng chị từ chối nói là rất bận. Tôi

ngồi một mình, buồn bã nâng bức tượng lên tay xem xét. Hình ảnh
cô gái bé nhỏ âm thầm quỳ trước bàn thờ Chúa cầu nguyện hôm
nào trong ngôi nhà thờ ở Sa Pa hiện ra ở trước mắt tôi. Tội nghiệp
cho nó. Tôi không tin nó là thủ phạm. ở bên ngoài, những chiếc lá
của cây báng súng rơi lả tả trên nền sân đá.

Chị Hỷ ra về. Tôi cẩn thận đặt bức tượng Phật lên trên bàn thờ.

Trên khuôn mặt Quan Thế Âm Bồ tát hình như có một giọt nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.