được ý nghĩa của câu nói thầm, và điều đó chỉ làm cho hắn kiên quyết
hơn.
George phải làm những việc nặng nhọc nhất trong trại. Anh đã
dằn lòng, không thốt ra những lời hỗn xược. Nhưng những tia lửa ở
đôi mắt và những cái cau mày cũng đủ diễn đạt ý nghĩ của anh. Đó là
tiếng nói tự nhiên, không sức gì át nổi một con người không thể trở
thành đồ vật.
George đã gặp và cưới Eliza trong thời gian anh làm việc ở nhà
máy. Lúc bấy giờ, anh được ông giám đốc tin dùng, nên được tự do đi
lại trong vùng. Bà Shelby hết sức tán thành cuộc hôn nhân ấy. Lễ cưới
được tổ chức trong phòng khách của bà và chính tay bà đã đặt chiếc
khăn choàng mỏng và vòng hoa cam lên mớ tóc đẹp của cô dâu. Thôi
thì chẳng thiếu thức gì nào là bít tất tay trắng muốt, nào là rượu vang
và bánh ngọt, nào là khách khứa luôn miệng khen ngợi cô dâu xinh
đẹp và bà chủ rộng lượng. Trong thời gian một hay hai năm, Eliza
năng được gặp chồng. Chẳng có gì làm vẩn đục hạnh phúc của đôi vợ
chồng trẻ, ngoài cái chết của hai đứa con đầu lòng. Chị thương khóc
mãi khiến bà chủ phải trách móc chị và nhắc nhủ chị trầm tĩnh hơn.
Nhưng từ khi sinh được thằng Harry, chị cũng khuây dần. Chị
được sung sướng, cho đến ngày George bị cướp một cách tàn bạo
khỏi tay ông chủ nhà máy, để lại sống dưới quyền lực khắc nghiệt độc
đoán của tên chủ hợp pháp của anh. Ông giám đốc giữ lời hứa, đến
thăm Harris trong vòng hai tuần lễ sau khi George bị bắt buộc phải
rời khỏi nhà máy. Ông hết sức thuyết phục lão chủ của anh, nhưng vô
hiệu.
Lão Harris lên giọng láo xược:
- Ông đừng dài dòng tốn công. Thưa ông, tôi biết rõ việc tôi phải
làm.
- Thưa ông, tôi không có ý định muốn ngăn cản ông. Tôi chỉ mong
ông nghĩ cho rằng việc chúng tôi thuê người nô lệ của ông theo những
điều kiện chúng tôi đề nghị, có lợi cho ông hơn.
- Tôi hiểu lắm. Tôi đã để ý ngày nọ ông ra mắt làm hiệu và thì
thầm điều gì rồi, nhưng, thưa ông, ông không thể ra lệnh cho tôi bằng
cách ấy được. Thưa ông, chúng ta sống trong một nước tự do; kẻ kia