Chỉ thấy hai con xúc xắc quay tít một hồi lâu, rồi hiện ra cả hai mặt tứ.
Huyền Tông hớn hở cười vang, phán:
- Trẫm đã nói là được ngay mà, khanh hãy uống ngay chén rượu này đi!
Quý Phi nâng chén tâu:
- Phúc lớn của bệ hạ như trời, thiếp đã chịu thua rồi, đành phải uống vậy
thôi?
Huyền Tông nói:
- Trẫm được ván xúc xắc, ái khanh được chén rượu. Phúc lớn cùng hưởng
vậy!
Quý Phi bái tạ mà uống, tung hô:
- Vạn tuế!
Huyền Tông quay lại nói với Cao Lực Sĩ:
- Hai con tứ này biết làm vừa lòng ta, hãy ban ơn trang sức thêm cho nó!
Lực Sĩ vâng mệnh, ngửa hai mặt tứ của hai con xúc sắc, lấy son đỏ thoa
lên. Vì thế về sau mặt tứ của xúc sắc đều có màu đỏ vậy.
Chính là:
Con xúc sắc vua ban chấm đỏ
Nghĩa vuông tròn chẳng bỏ xương khô
Tâm son gửi gắm từ giờ
Ơn vua ghi nhớ nghìn thu không nhòa. (1)
1 Con xúc xắc, ta còn gọi là con "thò lò sáu mặt", gọt bằng xương. Ý nói
vua không quên công trạng của kẻ phơi xương vì nước. Cách gieo, cách
tính điểm mỗi thời mỗi nơi một khác. Ở đây, gieo kiểu hai con cùng một
lúc. Ở Việt Nam, ngoài mặt tứ được bôi đỏ, mặt nhất cũng được bôi đỏ là
hai, chưa rõ lý do.
Hôm ấy vì Huyền Tông thắng cuộc, trong lòng rất khoan khoái, cùng Quý
Phi uống đến mấy chén nên chuếnh choáng, giở xúc xắc ra đánh tiếp, tay
cầm run run, rơi mất một con xuống nền, họ Cao cúi xuống nhặt. Huyền
Tông thấy thế, liền lấy ngay cái bát, đặt trên lưng họ Cao, kéo Quý Phi
cùng ngồi phệt xuống nền, cứ thế mà gieo xúc xắc trên lưng họ Cao. Hết
người này lại đến ngươi kia, lúc xướng “lục" khi la "tứ" không lúc nào yên.