1 Cờ hiệu của thiên tử khi ra khỏi cung, lấy lông chim thúy để trang sức
nên có tên thế. (Đường thi tạm bách thủ).
2 Tản Đà dịch.
Quý Phi đã chết, Cao Lực Sĩ liền ra trước cửa trạm dịch lớn tiếng trước ba
quân:
- Dương Quý Phi theo lệnh thánh thượng đã phải chết?
Binh lính vẫn chưa tin, Cao Lực Sĩ theo thánh ý, đem thi thể Quý Phi đặt
ngay trên giường, lấy chăn gấm đắp lại, khiêng ngay giường ra đặt giữa sân
dịch trạm. Lệnh cho Trần Nguyên Lễ dẫn binh lính lần lượt vào xem tận
mắt. Nguyên Lễ lại kéo chăn gấm ra, để lộ rõ đầu, cho mọi người cùng
trông thấy. Ai nấy mới thực tin, đều cởi bỏ áo giáp mũ trụ, cúi lạy tung hô:
- Vạn tuế thánh thượng!
Rồi ra khỏi trạm dịch. Huyền Tông truyền cho Cao Lực Sĩ tìm quan tài,
chôn vội chôn vàng ở ngoài cửa thành phía tây, ngay lối quành của đường
đi lên phía Bắc. Táng xong, vừa gặp lúc phương nam dâng quả vải về tới.
Huyền Tông thấy vật nhớ người, khóc nức nở, liền truyền đem quả vải ra tế
ngoài mộ.
Trương Hựu, một nhà thơ đời Đường, có bài thơ rằng:
Cờ quạt bơ thờ giữa chúa tôi
Người về nam một, bắc về mười
Phấn hương đổ leo trên bùn đất
Vải tiến vẫn dâng đến Mã Ngôi.
Đường Huyền Tông nói với Cao Lực Sĩ:
- Quý Phi thường kể có mộng lạ. Đến nay mới ứng vậy.
Lực Sĩ thưa:
- Quý Phi mộng ra sao, kẻ hèn này chưa được nghe.
Huyền Tông kể lể: