yên.
Khánh Tự căn vặn:
- Thế là cả tiên sinh cũng không có cách nào cứu ta chăng?
Trang Nghiêm đáp:
- Thần này nếu dâng lời can gián thẳng thắn, thì lại phải chịu đánh đập, mà
chẳng ích gì, ngược lại còn giận dữ kéo đến, tai họa lớn ập ngay. Làm thế
nào mà thần cứu cho được?
Khánh Tự nghẹn ngào:
- Ta chính là con bà cả, mà không được nối ngôi, thì căm biết chừng nào.
Nay chẳng nhẽ lại còn cam chịu chết nữa hay sao?
Trang Nghiêm lấp lửng:
- Điện hạ nếu tránh được cái họa không giữ được thân, thì chuyện phế lập
cũng sẽ không xảy ra vậy.
Khánh Tự đáp:
- Xin tiên sinh hãy dạy cho ta mưu kế kỳ diệu. Ta nhất định không thể bó
tay chịu chết đâu! .
Trang Nghiêm giả bộ trù trừ, ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thong thả:
- Nếu điện hạ đã quyết không khoanh tay chờ chết thì lại là chuyện khác.
Còn nếu khoanh tay, tất cái chết sẽ đến. Không muốn chết, thì không được
khoanh tay. Ngạn ngữ có câu: "Vua bảo bầy tôi chết, không thể không chết,
cha bảo con chết, không thể không chết . Nói đến như vậy, thì người ta
chẳng còn đường sống. Cũng chẳng khác gì chúa thượng đây với hoàng đế
nhà Đường vậy, chẳng phải là quan hệ quân thần sao. Huống chi lại từng
được nhận làm con nuôi của Dương Quý Phi, thì lại vừa là quần thần, vừa
là phụ tử nữa kia. Nhưng sau này vua Đường bức chế quá phát hoảng,
không thể chờ bó tay chờ chết, đành phải nổi can qua. Nếu chúa thượng
cũng ngồi yên như bọn ta đây, thì làm sao mà tránh khỏi họa, lại còn cướp
thành chiếm đất, lên ngôi chí tôn, thỏa nguyện bình sinh cả đời người. Cứ
thế mà suy, phải thấy là việc gì cũng cần nhìn thời lượng thế mà làm một
cách mạnh bạo, mới có thể chuyển họa thành phúc. Nhưng không biết điện
hạ có thể từ chỗ không thể tìm ra một kế muôn một nào cả, mà lại có thể
tìm ra được một kế vạn bất đắc dĩ không?