- Con dâu lão thua rồi, thế là mẹ thắng chín ván nhé? (1)
1 Loại cờ này nguyên chữ Hán là "Dịch kỳ", cũng gọi là cờ vây, không
giống cờ tướng của ấn Độ, Việt Nam, cũng không phải cờ vua của Tây
phương. Theo "Quảng sự loại" thì chính vua Nghiêu nghĩ ra cờ dịch này để
dạy con là Đan Chu. Cách đánh là làm thế nào vây, chẹn đường đối
phương. Bàn cờ hình vuông, ngang dọc đều mười bảy đường, cộng thành
289 ô vuông nhỏ, con cờ tròn, chia hai loại trắng đen, mỗi loại những 150
con. Đời sau, thêm thành mười chín đường. 361 ô nhỏ (Từ Hải). Cách đánh
của hai mẹ con như kiểu dùng tọa độ để xác định từng con bằng lời mà
không cần bàn, như kiểu đánh cờ tướng không cần bàn của ta chăng? Tất
nhiên phải nhớ tài nhiều hơn.
Nàng dâu thưa:
- Con tính nhầm một nước, thua là phải rồi. Sau đó thấy im lặng.
Sáng ra, mở cửa, Tích Tân sửa lại áo mũ vào chào. Bà già tóc bạc như
cước, nhưng phong thái rất thư thái, tuyệt không một chút quê mùa. Tích
Tân xin được lạy chào người nàng dâu. Bà già gọi ra, Tích Tân nhìn lên, thì
thấy:
Tuy là trang phục lối quê
Nhác xem phong vận nhiều bề cao sang
Ra vào cử chỉ thư nhàn
Phòng khuê đào mận lại càng khác xa
Trang nghiêm đượm vẻ nhu hòa
Cầu Lam thần nữ phải là Vân Anh?
Tích Tân thi lễ xong, hỏi sang bí quyết của cờ dịch, bà già nói:
- Mẹ con già này đêm khuya đánh cho đỡ buồn không ngờ làm phiền tới
quý khách!
Tích Tân ba bốn lần nài nỉ xin học, bà già bèn nói:
- Cờ dịch chính là một phép toán nhỏ, nhưng bên trong chứa đựng nhiều lẽ
huyền diệu. Quý khách đã say mê như thế, thì tất cũng đã giỏi lắm rồi. Bây