khỏi nhà, bắt đưa về Giang Lăng, buộc nhận quan chức, Lý Bạch cố từ
không chịu, Lý Lân không thể nào thay đổi ý của Lý Bạch, chỉ đành như
giam lỏng, không cho Lý Bạch trở về.
Túc Tông nghe tin Lý Lân làm phản, một mặt làm biểu dâng lên thượng
hoàng rõ, một mặt sai Hoài Nam Tiết độ sứ Cao Thích, cùng phó sứ Lý
Thành Vũ dẫn quân hỏi tội.
Lúc này nội giám Lý Phụ Quốc luồn lách trong cung, cùng với Trương
Hoàng hậu chuyên quyền. Lại thêm nội giám Biên Lệnh Thành, nhân bị
giặc ghét bỏ, bèn từ phía giặc chạy trốn về hành tại, nhờ cậy Lý Quốc Phụ
để được dùng. Lý Bí bèn tâu rằng:
- Lệnh Thành là hoạn quan, may được chúa thượng giao cho việc lớn, ngoài
thì cầm binh quyền, trong thì quản cung cấm, mà giặc tới hàng, đem tất cả
chìa khóa cung cấm giao cho giặc, rõ ràng là phản nghịch. Tội thật đáng
giết.
Túc Tông liền sai giải Lệnh Thành ra chém đầu, để làm gương cho những
kẻ theo giặc. Lúc này Lý Quốc Phụ cũng tâu rằng:
- Hàn lâm học sĩ Lý Bạch hiện đang là kẻ bày mưu tính kế cho phản nghịch
Lý Lân. Lẽ nên sai binh quan ghi vào sổ những kẻ theo giặc, đợi đến khi
thái bình, án theo quốc pháp mà trị tội.
Tại sao Phụ Quốc lại bỗng nói tới chuyện này? Chỉ vì lúc Lý Bạch còn ở
triều, làm thơ uống rượu rất ngang tàng, phẩm hạnh cao thượng, không
thèm để ý đến bọn hoạn quan, nên bọn này đều ghét Lý Bạch. Nay Phụ
Quốc tâu thế, một phần cũng hợp ý triều đình đang tìm những kẻ theo giặc
để trừng phạt, phần nữa là bực tức chuyện Lý Bí tâu xin nhà vua giết mất
Lệnh Thành. Nay y kể tội Lý Bạch để mọi người thấy rằng, hạng văn nhân
danh tiếng, được hoàng thượng thương yêu đến thế, cũng vẫn theo giặc như
thường, nào dâu chỉ kẻ hoạn quan mới xấu thôi đâu!