lại, nói:
- Hai vị, vào tìm Trương Công Cẩn đưa thư, mà bụng đã đói, lẽ nào lại đòi
ăn ngay. Người đời thường bảo: "Vào nhà quen, chẳng bằng lên quán trọ".
Ta hãy vào quán này ăn bữa trưa, sau đó hãy tìm đưa thư cũng chưa muộn.
Bội Chi, Quốc Tuấn đều đáp:
- Đại huynh nói có lý lắm!
Chủ quán đon đả bày chè nước, rồi sau đó cơm rượu. Ăn uống xong, Thức
Bảo cùng Bội Chi, Quốc Tuấn ra cửa quán đứng nhìn.
Chỉ thấy vô số thanh niên, phụ lão, có kẻ cắp côn, người cầm giáo kéo đi lũ
lượt, chuông trống rộn rã. Trên ngựa lớn, một người to khỏe, đầu chít khăn
chữ vạn, đính hai đóa hoa bạc, y phục toàn bằng lụa màu sặc sỡ, giải bay
phấp phới. Theo sau là một đoàn tráng đinh gươm giáo tuốt trần. Thúc Bảo
hỏi chủ quán:
- Hảo hán được đón rước kia là ai?
Chủ quán thưa:
- Thôn Thuận Nghĩa chúng tôi lâu nay được đón Thái tuế về mở Đả lôi đài
(1)
1 Thái Tuế: từ của phép tử vi, bói toán, chỉ sự vận hạn hung dữ.
Thúc Bảo hỏi tiếp:
- Sao lại gọi bằng cái tên khác thường này?
Chủ quán đáp:
- Quý khách không biết. Ông này vốn họ Sử, tên kép Đại Nại, nguyên là
tướng Phiên, vào trung nguyên rồi không về nữa. Gần đây đầu quân dưới
trướng La Thái thú ở U Châu. La Thái thú thấy Sử Thái tuế có tài, nhưng
cũng muốn xem bản lĩnh thực hư ra sao, mới lệnh cho thôn Thuận Nghĩa
chúng tôi mở Đả lôi đài trong ba tháng, nếu không có ai thắng nổi, sẽ cho
thực giữ chức kỳ bài quan. Từ mùa đông năm ngoái đã dựng đài, nay là tiết
thanh minh. Lúc đầu một vài hảo hán gần đây, sau cũng thêm vài hào kiệt
xa tới, đấu đã nhiều trận, nhưng chưa ai thắng nổi Thái tuế, một trận hòa
cũng không. Hôm nay đón Thái tuế lên đài ngày cuối.
Thúc Bảo hỏi:
- Hôm nay có còn đấu nữa không?