Naghinataboko: loại kiệu trên đỉnh có cắm một ngọn kích.
Chian: lối xưng hô trìu mến với trẻ em.
Do dị đoan, người Nhật cho rằng việc đẻ sinh đôi sẽ khiến gia đình
bị những thế lực thù địch nào đó ngoài cõi thế để ý, nên có thể sẽ đem lại
điều bất hạnh cho gia đình, khiến quan hệ của những người khác xấu đi.
Ukiyoe: tranh phong tục xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XVI và nở rộ
trong khoảng thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX trong sáng tác của Utamaro,
Hokuxai, Hiroxighe.
Kano Maxanobu (1434-1530) nhà sáng lập trường phái hội họa.
Yamatoe, một thể loại vẽ dân tộc có từ xưa của hội họa Nhật Bản, nở rộ
trong khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.
Ở Nhật thời trung thế kỷ, người ta gọi người Âu như vậy.
Thời Momyama: nửa cuối thế kỷ XVI - giai đoạn cầm quyền hai
chục năm của Hidyoshi Toyotomi, các nghệ thuật và nghề thủ công phát
triển mạnh.
Thể loại sân khấu mặt nạ dân gian, hàng năm công diễn vào cuối
tháng tư tại chùa Mibu ở Kyoto.
Âm nhạc và các vũ điệu cung đình trong khoảng thế kỷ VIII đầu
thế kỷ X.
Chimaki: bánh bột gạo quấn lá trúc, một món ăn ngon của người
Nhật Bản.
Dgiro Oxaraghi: nhà văn Nhật Bản nổi tiếng (sinh năm 1897)
thường đưa những vấn đề văn hóa dân tộc vào các tác phẩm của mình.
Yama: loại kiệu có đòn khiêng vai.