TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1117

Hideo nhận thấy trên các đỉnh núi từ đằng Đông tiến lại phía sông, sắc

hồng hoàng kim của ráng chiều đã nhuộm khoảng không giữa những thân
cây thông liễu cân đối.

- Cảm ơn, rất cảm ơn anh, thưa Hideo tiên sinh, - Naeko đứng lên nói.

- Xin hãy cảm ơn Chieko, - Hideo đáp và đúng vào lúc ấy anh cảm thấy

lòng mình đang dâng trào cảm giác vui sướng ấm áp bởi một lẽ anh đã dệt
thắt lưng cho cô gái thôn dã này. - Xin lượng thứ vì đã quấy rầy, nhưng chị
hãy hứa với tôi, lễ Kỷ Nguyên sẽ đến nhé. Tôi sẽ đợi chị cạnh cổng Tây,
cổng Tây Hamaguri ấy.

- Thế nào tôi cũng đến, - Naeko cúi đầu thật thấp. - Thực quả lẩn đầu tiên

diện kimono với thắt lưng mới cứ ngường ngượng làm sao ấy.

Ở Kyoto nơi có bao nhiêu là lễ hội, lễ Kỷ Nguyên - cũng như lễ Cẩm

Qui, lễ Ghion - là một trong ba ngày lễ chính của kinh đô cổ.

Đấy là ngày lễ của chùa Heian Dginu, nhưng bản thân đám rước long

trọng thì lại xuất phát từ hoàng cung.

Ngay từ sáng Naeko đứng ngồi không yên và cô đã tới cổng Tây

Hamaguri nửa giờ trước hẹn. Ở đấy, dưới bóng những vòm cổng, cô đợi
Hideo. Lần đầu tiên trong đời Naeko đợi một người đàn ông.

Thật may, trời không mưa và phía trên đầu trải rộng ra bầu trời xanh

thẳm không một gợn mây.

*

Chùa Heian Dgingu được xây năm 1895 nhân kỷ niệm lần thứ một ngàn

một trăm việc thiên đô về Kyoto, nên lễ Kỷ Nguyên nếu đem so với hai hội
lễ chủ yếu kia thì nói chung mới được cử hành cách đây chưa lâu. Những
người tham gia hội rước như chỉ cho người xem thấy các phong tục tập
quán của thành phố đã biến đổi ra sao trong khoảng thời gian ngắn khác
nhau, nhiều người đóng giả các cá nhân và nhân vật lịch sử nổi tiếng trong
dân gian.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.