lại không biết bao lần cử chỉ này, chàng thấy những nếp cứng quanh miệng
vợ như đã mềm đi.
Tất cả tái tê dồn lên hai tay, chàng bắt đầu chà miết vầng trán, hy vọng
làm thư dãn những đường gân cứng trên mặt người chết. Lòng tay nóng
bỏng, chàng yên lặng ngắm khuôn mặt vừa bị chà bóp tứ bề.
Bà mẹ vợ và cô em gái út vào phòng, hai mẹ con cùng lên tiếng:
- Vừa đi tàu về, chắc anh mệt lắm. Anh ra xơi cơm rồi còn đi nghỉ.
- Bỗng bà cụ nấc lên, má đầm đìa nước mắt:
- Ôi! Vong linh con người mới thật dễ sợ làm sao! Nó nhất định không
chịu chết trước khi anh về. Mà lạ thật, chỉ một cái nhìn của anh, đã làm
khuôn mặt nó trở lại bình an thế này... Phúc đức quá, chắc nó mãn nguyện
lắm.
Người em vợ lặng nhìn đôi mắt đờ đẫn của chàng với ánh mắt sáng đẹp
chưa từng thấy trên đời. Rồi nàng òa khóc, qụy xuống.
(1925, dịch từ bản tiếng Pháp
của Anne Bayard-Sakai và Cécile Sakai)
Mặt người chết viết trong tháng 3/1925, khoảng thời gian Kawabata vừa
ra khỏi đại học và thật sự bước vào nghiệp văn chương, và in năm 1926,
trong tuyển tập đầu tiên gồm 35 truyện thật ngắn. Mặt người chết tiêu biểu
lối cấu trúc trong lòng bàn tay. Lối thiên thu hóa một khoảnh khắc của
Kawabata có thể so sánh với lối James Joyce gói gọn thiên thu trong một
ngày. Nguyễn Du gọi tình trạng này là "ba thu dọn lại một ngày dài ghê".
Nói khác đi, các đại văn hào thường có khả năng giam một đời người trong
vài khắc như Kawabata, hoặc giam cả nền văn hóa Tây phương từ Ulysse
(thượng cổ thời đại) đến bây giờ trong một ngày như James Joyce.
Vài khắc của Kavvabata ở đây là thời gian ngươi đàn ông đi xa về
nghiêng xuống mặt người vợ đã chết, vẫn kiệm lời, nhà văn không cho biết
gì về những chi tiết của chuyến đi, về quan hệ vợ chồng, những việc ấy