trường canh, mỗi trường canh được đánh dấu bằng một âm bậc tột đỉnh:
Nhan sắc Komako; Tiếng đàn Komako và Ngọn lửa trên núi tuyết.
Trường canh đầu nổi lên với nhan sắc của Komako và tiếng "sét ái tình":
"Không còn hồ nghi gì nữa, chàng chỉ khao khát riêng nàng từ những
phút đầu, nhưng chàng thường tự biện bạch quanh co, thay vì nhận thẳng,
để đỡ mất công tìm chữ; chàng càng tự khinh, thì người phụ nữ ấy dưới mắt
chàng càng thêm đẹp. Ngay từ khi nàng lên tiếng dưới rặng bách hương,
chàng đã cảm thấy như một luồng gió mát xuyên suốt tâm can.
Sống mũi cao, mảnh mai, chỉ một nét âu sầu cũng đủ xúc cảm lòng
người, nhưng đoá hoa môi lại xoá đi ngay: đôi môi, khi khép, khi mở, nồng
nàn dao động đượm vẻ yêu kiều đến độ tham lam, man dại. Ngay cả khi
nàng không nói gì; làn môi vẫn sống, vẫn động. Rạn ra hay chau lại, hoặc
chỉ một chút sắc son bớt thắm, là đã hiện lên những nét phong nhu, nhưng
màu môi vẫn giữ nguyên vẹn vẻ mượt mà mềm mại tươi tắn. Đường mi,
không cong không dài cắt mí mắt thành một vạch thẳng gần như kỳ cục đến
tức cười, nếu không có những sợi mày tơ ngắn, rậm tế nhị ôm vòng xuống.
Khuôn mặt tròn trĩnh nhưng hơi quắm, thật ra không có gì đặc biệt. Nhưng
nước da màu sứ hồng tuyệt vời, với chiếc cổ trinh bạch và làn vai rắn chắc
tỏa ra chút gì sung mãn. Nàng đem lại ấn tượng thật tươi mát với tất cả sức
quyến rũ của sắc đẹp, ngay khi chính nàng chưa hoàn toàn là một người
đẹp". (trang 442).
Kawabata không tả cái đẹp mà ông tả cái duyên. Bởi duyên là mệnh, là
sự gặp gỡ bất kỳ, là không định trước. Komako là duyên. Chỉ có Đông
phương mới thấm nhuần cái duyên một cách sâu xa như thế. Komako là
ảnh thật, Yôko là ảnh ảo. Komako đến từ cõi này, Yôko đến từ cõi khác.
Komako không vào loại "Làn thuy thủy nét xuân sơn, mây ghen thua thắm
liễu hờn kém xanh", nhưng nàng vẫn mang phận Kiều: Vì hoàn cảnh gia
đình, Komako học nghề geisha. Nhưng nàng chỉ muốn đàn ca cho khách
chứ không muốn tiếp khách.