TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1320

Không phải cái trò chơi liên tưởng vì mục đích tự thân, cũng chẳng phải

cái ý muốn hòa trộn cái thực với cái hư, mà là hồi ức bên trong mách bảo
tôi nói chuyện về hoa.

- Hoa rụng không trở về cành được.

- Tôi nhớ đến cái hình tượng bất khả hồi của các hiện tượng trong thiên

nhiên. Nhưng lá và hoa đều rụng về gốc, Kawabata đưa ra hình tượng thơ
của mình rồi lấy bút thể hiện một cách mạch lạc rõ ràng cái ý tưởng đó
bằng các hình tượng trên giấy.

- Hoa hôm qua chỉ là mơ ước của hôm nay mà thôi, - tôi tiếp tục triển

khai đề tài đã chọn, dựa vào hình tượng nhà văn vừa đưa ra.

... Hình tượng hoa và trăng là hai hình tượng khởi thủy của thơ ca, là tiêu

chuẩn ban đầu của mỹ học. Tôi nhớ lại bài thơ của nhà hiền triết Mioe
(1173-1232) vốn được mệnh danh là thi sĩ của trăng:

Trăng từ mây ra,

Đi soi đường cho ta,

Trời mưa đông gió tuyết

Trăng có lạnh không ta?

Kawabata thích bút họa bài thơ này để tặng cho bạn bè vì cái chất dịu

dàng và tình cảm của nó.

Kawabata còn kể cho tôi nghe chuyện Mioe có lần ngồi thức thâu đêm

đến sáng, đắm mình trong các giáo lí của đạo Thiền, đã sáng tác ba bài thơ
về trăng mùa đông, theo phương châm của Seigo, một tác giả Nhật nổi
tiếng là thi sĩ của hoa Sakura dạy rằng: "Khi làm bài thơ, đừng nghĩ là mình
đang làm thơ!". Lẽ nào mấy câu thơ sau đây không phải là sự đồng cảm của
con người và thiên nhiên: "Ta ngắm trăng, ta biến thành trăng. Và vầng
trăng ta ngắm biến thành ta. Ta thả hồn vào thiên nhiên, thiên nhiên hòa lẫn
vào ta".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.