Họ gặp nhau và Kikuji bị ngây ngất trước vẻ kiều diễm con người con
gái cầm trong tay chiếc khăn hồng thêu hình con hạc trắng. Theo nếp nghĩ
người Nhật, hình ảnh con hạc là tượng trưng cho hi vọng và hạnh phúc?
Không, tác giả không muôn lí tưởng hóa hình tượng Fumiko, mà mô tả
nàng như người con gái có số phận đau thương, với những hoài nghi dằn
vặt do cái chết của người mẹ đem lại.
Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi cũng như trong Xứ tuyết và Ngàn
cánh hạc Kawabata nghiên cứu sự chuyển biến trong tình cảm và tâm lí
nhân vật, mặc dù không phải bao giờ cũng nêu ra được rõ ràng nguồn gốc
xã hội sâu xa của những số phận bi thảm con người, hậu quả của tình trạng
bị cô lập của họ trong điều kiện thực tế của xã hội tư sản. Song, trên cái
"nền xã hội mờ nhạt" ấy vẫn nổi lên rất rõ những khía cạnh đạo đức của các
hình tượng do ông sáng tạo ra, là cái tác giả tập trung chú ý nhất.
Kawabata thường hay nói đến "vẻ đẹp Nhật". Nhà văn muốn nhấn mạnh
không phải cái cảm giác bình thường, mà cảm giác đặc biệt về cái đẹp. Có
cảm tưởng như mục đích chủ yếu của đời ông là đi tìm cái đẹp. Thậm chí
không phải đi tìm, mà là nhìn vào, nhìn một cách tò mò chăm chú để phát
hiện ra cái đẹp bên trong.
Kinh nghiệm nghệ thuật của Kawabata chịu ảnh hưởng rõ rệt của mĩ học
Thiền luận, dựa vào suy niệm bên trong. Thiền nghĩa là bộc lộ tất cả sức
mạnh tinh thần của mình đến độ trở thành "vô ngã", hòa nhập vào cái tổng
thể của thiên nhiên.
Mĩ học Thiền dựa trên nguyên tắc sử dụng ít lời nhất, ít phương tiện biểu
cảm nhất trong sáng tác nghệ thuật, chỉ vừa đủ để giữ mối liên hệ giữa cá
nhân và khách thể.
Khi phân tích sáng tác của Kawabata, Aono Suekiti, đại diện nổi tiếng
của nền văn học vô sản Nhật có nhận xét trong cuốn Các nhà văn Nhật hiện
đại (1953) như sau: