TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1336

Simamura được miêu tả như con người không có khả năng chia sẻ tình

yêu lớn lao của Komako. Vốn nhẹ dạ và nông nổi, anh ta đam mê hết thứ
này đến thứ khác. Đang say mê âm nhạc và chưa học đến nơi đến chốn đã
chuyển sang nghiên cứu múa dân tộc, rồi sau lại sang múa balê phương
Tây...

Qua hình tượng Simamura, Kawabata đã dựng nên bức tranh phần nào

có tính châm biếm về tầng lớp trí thức Nhật vào những năm 1930.

Mặt khác, qua nhân vật Komako, Kawabata vẽ nên hình ảnh diễm tuyệt

của người con gái Nhật Bản, như kiểu người con gái được miêu tả trong
các tranh khắc màu truyền thống nổi tiếng của Nhật thế kỷ XVII- XVIII.
Đọc các đoạn mô tả chân dung người kĩ nữ Komako, có cảm giác như trước
mắt ta hiện lên những bức tranh khắc mê hồn của Moronobu hay Utamaro,
vẫn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật mô tả chân dung con gái Nhật.

Kawabata có biệt tài trong nghệ thuật tạo hình, biết truyền đạt mối quan

hệ giữa con người chính xác đến mức người đọc không nghi ngờ gì về tính
chân thực của nó.

Sau chiến tranh

Trong những năm sau chiến tranh, các tác phẩm của Kawabata vẫn tiếp

tục phát triển tốt đẹp theo mạch chung của truyền thống văn học cổ điển
Nhật.

Kawabata có bút pháp và phong cách riêng chỉ mình ông có, xuất phát từ

cách tư duy riêng của ông.

Trong số những tác phẩm tài năng nhất của Kawabata sau chiến tranh có

thiên truyện vừa Ngàn cánh hạc (1949), tiểu thuyết Tiếng rền của núi
(1954) và Kyoto (1962), là những tác phẩm đem lại cho nhà văn danh hiệu
xứng đáng là một trong những nhà văn lớn của Nhật trong thời đại chúng
ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.