TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1365

Những năm chiến tranh là những năm ít có thời gian để đi sâu vào các

tác phẩm cổ điển Nhật Bản... Tôi chọn Truyện Genji (Genji monogatari,
viết vào đầu thế kỷ XI) và thời đại Muromachi (1335- 1572) để giúp tôi
quên đi chiến tranh và chịu đựng cuộc thảm bại".

Và trong khi tắm mình trong dòng suối cổ điển, Kawabata cảm nhận

được sự huyền bí của cái đẹp.

Ông đặc biệt yêu thích Truyện Genji vì đó là thế giới tuyệt vời nhất của

cái đẹp. Bốn mùa thiên nhiên, những người phụ nữ ở mọi tầng lớp, tâm tính
con người, thơ ca... tất cả đều được thể hiện một cách sâu xa và huyền ảo.

Truyện Genji là tác phẩm văn xuôi vĩ đại nhất của văn học Nhật Bản,

được sáng tạo từ một ngòi bút nữ lưu: Murasaki. Nó đã để lại một ảnh
hưởng vô song trên hầu hết các nghệ thuật ở Nhật Bản: thơ ca, hội họa, mỹ
nghệ, vườn cảnh...

Trong cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, Kawabata đã theo dấu chân của

người phụ nữ tài hoa cách ông gần mười thế kỷ.

Ở Murasaki, cái đẹp luôn luôn được phản ảnh qua một cảm thức được

gọi là mono no aware (vật bi, dịch sát là "nỗi buồn của sự vật")'

Đấy là điều ta cũng tìm thấy ở Kawabata. Vì sao nỗi buồn và cái đẹp

thường pha lẫn vào nhau?

Có phải vì sự tàn bạo của vẻ đẹp là điều dễ gây xúc động nhất? Vì cái

đẹp không thể tự cứu lấy mình?

Theo Kawabata "Ở Murasaki, ta tìm thấy điều mà người Nhật gọi là

kokoro (tâm), đó cũng là điều thấu suốt ở nhân cách Basho sau này".

Và chúng ta cũng có thể nói về Kawabata như vậy.

Cái đẹp cứu vớt chúng ta. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta cũng

phải cứu vớt cái đẹp. Nếu cần tìm kiếm ở Kawabata một thông điệp thì phải
chăng chính là điều ấy, rằng chính chúng ta phải cứu vót cái đẹp?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.