TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1364

Cả hai đều có một ngôn ngữ rất cô đọng và giàu chất thơ.

Người phương Đông chúng ta thường thấy họ giống nhau ở phương diện

căn bản này: "Thi pháp chân không" ở Kawabata và thi pháp "tảng băng
trôi" ở Hemingway.

Đối với Kawabata, người thuộc văn hóa Thiền tông, thì nghệ thuật vô

ngôn và dư tình thuộc về truyền thống. Ông vận dụng nghệ thuật ấy một
cách tuyệt vời vào tiểu thuyết hiện đại.

Với Hemingway, người thuộc một dân tộc nổi tiếng là "Kẻ thù của sự im

lặng" thì cách viết "tảng băng trôi" là một trường hợp có vẻ biệt lệ. Phần
băng còn chìm dưới nước là phần nặng hơn cả, phần không nói ra là phần
trầm trọng nhất.

Trong khi tuyệt vọng trước sự thảm hại và suy sụp của đất nước,

Kawabata đọc lại văn chương cổ điển của Nhật Bản và khám phá ra sự cứu
rỗi của cái đẹp, điều mà Dostoievski đã nói tới.

Nước Nhật tao loạn của thế kỷ XV còn lại gì, Kawabata tự hỏi? Đâu phải

là chiến tranh và bọn thống trị tồi - vì chúng đã hoàn toàn biến mất.

Thế nhưng "cái đẹp vẫn còn truyền lưu lại đến tận chúng ta".

Và Kawabata nhắc lại lời của nhà thơ Takamura: "Một dân tộc biết khơi

dậy cái đẹp thì cũng biết khơi dậy đời sống và tâm linh con người".

Lời nói ấy tác động sâu xa đến Kawabata nhất là khi nó được Takamura

viết ra vào năm 1953, tám năm sau cuộc đầu hàng. Nước Nhật vẫn chưa hồi
phục sau những điêu tàn hỗn loạn của lịch sử.

Kawabata nói: "Sau cuộc chiến bại không lâu, chính tôi viết rằng kể từ

đây tôi chỉ ca hát về nỗi buồn của Nhật Bản. Ở Nhật, nỗi buồn là một chữ
thân thuộc với cái đẹp nhưng vào thời gian đó, tôi thấy viết về nỗi buồn thì
dường như nhũn nhặn và thích đáng hơn là viết về cái đẹp. Vì thế những lời
của Kotaro Takamura đã làm tôi xúc động theo tâm trạng của chính mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.