TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1362

Từ những cái chết và sự điêu tàn, Kawabata can trường dấn bước, tiến về

phía cái đẹp.

Nhưng con đường nào cũng có điểm tận cùng. Người khách lang thang

ưu sầu ấy vào năm 1972, khi bảy mươi ba tuổi, lặng lẽ tự sát bằng hơi độc
trong một ngôi nhà bên bờ biển, thêm vào danh sách đông đảo những nhà
văn tự kết liễu đời mình mà nổi danh nhất là Akutagawa năm 35 tuổi và
Mishima năm bốn mươi lăm tuổi.

Có lần Kawabata nhắc lại một câu thơ xưa của công chúa Shikishi: "Nếu

mi phải đứt lìa, ôi sợi chỉ của đời sống, thì xin cứ đứt lìa đi".

Tuy trước đây không đồng tình với sự tự sát nhưng rồi Kawabata đã tự

tay xé đứt sợi chỉ mà vần thơ xưa nhắc tới, vì nguyên do bí ẩn nào không ai
rõ.

*

Trong văn chương cũng như trong đời sống, Kawabata là một người trầm

lặng.

Khi nói về Kawabata ở Mỹ, Seidensticker cho rằng người Mỹ "Nổi danh

là kẻ thù của sự im lặng, xét ra thì cũng đúng. Trong khi đó, Kawabata là
một tín đồ nhiệt thành của niềm lặng im. Tôi có biết nhiều nữ chủ nhân lấy
làm bối rối vì cách ông nhìn quá lặng lẽ vào những gương mặt người khác
suốt buổi tối tiếp tân. Dù vậy, rõ ràng là niềm im lặng ấy không hề biểu lộ
sự khó chịu hay phiền muộn".

Chỉ cần nhìn ngắm các bức chân dung của Kawabata, cũng thấy đó là

một gương mặt đầy trầm tĩnh nhưng không lộ vẻ buồn chán mà rất sống
động.

Hãy nghe nhà văn nữ nổi tiếng Pearl Buck miêu tả văn hào Nhật Bản,

người mà bà gặp gỡ ở thành phố Kamakura lặng lẽ vào năm 1961.

"Khi chúng tôi đến Kamakura, mặt trời đã lặn và chúng tôi đi thẳng đến

lữ quán...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.