TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1360

Những người mang mặc cảm tuổi già hy vọng tìm thấy trong ngôi nhà

những cảm giác sống động nào đó mà họ đã mất. Vẻ đẹp thanh xuân của
các cô gái, dù chìm trong giấc ngủ thụ động, sẽ tạo lại cho họ một phần đời
say đắm.

Đến ngôi nhà ấy, một ông lão đã chết trong giấc ngủ. Trong đám các cô

gái, cũng có một nàng chết trong giấc ngủ.

Giấc ngủ trong ngôi nhà ấy là cái bóng của sự chết. Nhưng những người

đến đấy chỉ mong tìm cái sống mà họ yêu, tựa hồ như đi tìm sự bất tử.

Ảo vọng không thể thay thế thực tại được. Cái đẹp dường như nằm trên

đường thiên tế mong manh giữa ảo vọng và thực tại.

Trong các tiểu thuyết cuối cùng của Kawabata, Cố đô được xem là kiệt

tác, một bài thơ văn xuôi về Kyoto với những đền chùa, những bộ áo
kimono, phong cảnh thiên nhiên và lễ hội.

Hai chị em sinh đôi lạc nhau từ bé, trưởng thành trong hoàn cảnh khác

nhau. Một người lớn lên trong một cửa hiệu y phục ở thành phố, còn người
kia sống trong một ngôi làng ở Bắc Sơn. Tình cờ nhận biết nhau trong một
lễ hội, cả hai đều ngỡ ngàng, dù thương yêu nhau, họ vẫn không thể sống
chung với nhau được. Cuối cùng, vẫn là một cuộc chia tay.

Các tiểu thuyết của Kawabata thường chấm dứt bằng cuộc chia tay hoặc

một chỗ mà ta biết chắc là sẽ có cuộc chia tay.

Không chỉ viết tiểu thuyết, Kawabata còn là một nhà phê bình văn học

lỗi lạc. Ông khám phá và nâng đỡ nhiều cây bút trẻ, trong đó có Mishima
Yukio.

Kawabata tin tưởng rằng "nền văn chương cổ điển phương Đông, nhất là

kinh Phật là nền văn chương vĩ đại bậc nhất của thế giới... Tôi muốn viết
một tác phẩm tên là Bài ca phương Đông (Toho no Uta; Đông phương ca),
đó sẽ là bài ca tươi đẹp của tôi... Tôi có thể chết trước khi bài ca đó thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.