Không chỉ là chuyện chơi cờ, tác phẩm âm thầm gợi ra cuộc đối đầu
quyết liệt giữa những lý tưởng cổ xưa và hiện đại, giữa những thế hệ khác
nhau, giữa Nhật Bản truyền thống và Nhật Bản Âu hóa...
Dù cô đơn và bại trận, người danh thủ già vẫn giữ được phẩm cách đến
ngày tàn.
Các tác phẩm bi ca nổi tiếng khác là Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi,
Người đẹp ngủ mê và Cố đô.
Ngàn cánh hạc đoạt giải thưởng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản
biểu hiện sự suy vi của tinh thần trà đạo.
Kawabata nói về Ngàn cánh hạc như sau:
"Tuyết, Nguyệt, Hoa - những danh từ diễn tả các mùa nối tiếp nhau, theo
phong tục Nhật Bản, đã gồm cả vẻ đẹp của núi sông cây cỏ và cả muôn
ngàn biểu hiện khác trong thiên nhiên cũng như cảm nghĩ của con người.
Tinh thần ấy, cảm nghĩ ấy, đối với bạn đồng hành trên tuyết, dưới trăng,
trong hoa, cũng là bản chất của Trà Đạo. Trà lễ là một sự cùng đen với
nhau trong cảm nghĩ, là một sự gặp gỡ giữa những người bạn tốt, trong một
cơ hội đẹp. Tôi có thể nói lướt qua rằng: Xem quyển tiểu thuyết Thiên vũ
hạc của tôi như sự gợi lại vẻ đẹp tinh thần chính xác của Trà lễ tức là đã
không hiểu ý tôi. Thật ra đó chỉ là một tác phẩm tiêu cực, diễn tả sự nghi
ngờ của tôi về giá trị đang mất dần của Trà Đạo và báo trước cái lố bịch mà
Trà Đạo đã và còn sẽ rơi vào" (Cao Ngọc Phượng dịch).
Ngàn cánh hạc được viết ra như một niềm hối tiếc về những cái đẹp đang
phai tàn cho dầu tác giả có nói gì đi nữa.
Với nghệ thuật miêu tả đồ vật rất sống động bằng cách "tâm linh hóa"
chúng, Kawabata đưa ta vào một không gian của cái đẹp đang chịu đọa đày.
Chiếc bình cổ Singo được miêu tả vô cùng gợi cảm: "Thật là mềm mại,
như một giấc mộng". Chiếc bình và chén trà của nó chẳng phải là cái đẹp
còn sót lại, trải qua hàng trăm năm sao? Nó có vẻ đẹp mong manh nhưng