TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1361

tựu nhưng hãy biết rằng tôi đã dự trù cả một chương trình trong tâm trí của
mình".

Năm 1968, khi hay tin mình được giải Nobel văn chương, Kawabata từ

tốn nói với một phóng viên nước ngoài rằng vinh dự thay cho cả nền văn
chương Nhật Bản hơn là trao riêng cho một mình ông. Ông còn cho rằng
Mishima Yukio mới là người xứng đáng nhận giải thưởng. Mishima cũng là
người được đề cử vào danh sách ứng cử viên giải Nobel văn chương.

Tuy nhiên, giữa hàng chục tên tuổi của các nhà văn trên thế giới được đề

cử, Kawabata Yasunari đã được chọn với các tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn
cánh hạc và Cố đô.

Từ năm 1948, Kawabata đã được cử làm Chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản

và là vị chủ tịch thứ hai của hội này, sau nhà văn Shiga Naoya.

Kawabata luôn luôn độ lượng với mọi người và đứng ngoài mọi cuộc

xung đột văn học. Khi muốn bày tỏ niềm tin nghệ thuật của mình, ông cũng
không lớn tiếng bao giờ.

Tuy vậy, Kawabata luôn luôn dấn bước đi theo con đường riêng mà mình

đã lựa chọn, con đường của người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp, không
hề nao núng trước bất kì biến cố văn chương ồn ào, thời thượng nào.

Trong thiên tùy bút Đời tôi như một nhà văn (Bungekuteki Jijoden),

Kawabata gợi lại những kinh nghiệm tang tóc đã ghi dấu trên tâm hồn
mình: Cái chết của cha mẹ, ông bà, người chị duy nhất, trận động đất lớn...
"Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu
sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong
mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ..."

Từ những cái chết và sự điêu tàn, Kawabata lên đường, hành trang trống

trải nhưng trái tim đầy yêu thương: "Tình yêu đối với tôi là sợi dây độc
nhất giữ đời tôi lại".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.