Chúng tôi còn nhận thấy rằng những hình ảnh trung tâm và các yếu tố
nghệ thuật không chỉ được Kawabata áp dụng trong “truyện trong lòng bàn
tay” mà còn được áp dụng với các loại tiểu thuyết. Chẳng hạn như trong Xứ
tuyết, Shimamura đóng vai trò là người lữ khách còn Yoko là hiện thân cho
cái đẹp. Cuối truyện Yoko bị đốt cháy là hình ảnh cái đẹp bị hủy hoại bởi
dung tục của cuộc đời. Cái đẹp đã không được cứu thoát khỏi trầm luân.
Hay trong truyện Cô vũ nữ xứ Izu, chàng sinh viên là hình ảnh của người
lưu lãng, còn cô vũ nữ là biểu tượng cho cái đẹp tinh khiết, trong trắng
chưa bị đời làm vẩn đục... Và trong các tiểu thuyết của Kawabata, chất thơ,
chất huyễn và chất thiền cũng hiện diện khắp nơi trong từng câu chữ, đan
xen hòa quyện với nhau. Các không gian nghệ thuật cũng là bồn tắm, sơn
thôn ở xứ tuyết hay căn nhà... Đấy là những không gian tặp trung trong
nhiều tác phẩm từ truyện ngắn đến tiểu thuyết của Kawabata.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2003
Tham luận Hội thảo Khoa học kỉ niệm 100 năm ngày sinh của
Kawabata,
khoa Ngữ văn, khoa Báo chí Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
Chú thích:
Martin Heidegger Thư về nhân bản chủ nghĩa, Trần Xuân Kiêm
dịch, NXB Ca Dao - 1974, tr 49.