bạch và tuyệt đẹp của người kỹ nữ giống như hoa sen, siêu thoát khỏi
những thanh lâu trần tục. Không thuộc về ai mà thuộc về tất cả mọi người,
không thật gần nhưng không thật xa. Dường như Kawabata thấy rằng nữ
tính vừa hiện diện trong mọi cuộc đời từ lam lũ đến cao sang vừa siêu vượt
lên khỏi cuộc sống ấy.
3. Cuộc truy tầm cái đẹp:
Đặt vào hoàn cảnh Kawabata là người lữ khách vĩnh cửu mải mê tìm
kiếm cái đẹp, chúng tôi thấy rằng người nữ trong các truyện ngắn của
Kawabata hiện thân cho cái đẹp mà người lữ khách kiếm tìm trong nỗi hoài
nhớ quê hương. Và cái đẹp đưa ta tìm về thế tính của chính mình. Có lẽ vì
vậy mà Kawabata xây dựng nên hình ảnh những người lữ khách ra đi tìm
kiếm tính vĩnh cửu chăng? Đúng như Kawabata đã viết “Mỹ chi tồn tại dữ
phát kiến”. Cái đẹp luôn tồn tại nhưng kiếm tìm và cứu vớt cái đẹp khỏi
trầm luân là chuyện của mỗi người chúng ta - những hành giả trên con
đường thân phận hành hương về quê hương đánh mất. Như chính cuộc đời
của Kawabata.
Con người đi qua các chặng đường tư tưởng để tìm kiếm lại chính mình,
con người với tất cả tinh tuý thật sự. Martin Heidegger cho rằng: ‘Thể tính
của quê hương cũng được gợi lên trong ý muốn suy tư sự thiếu vắng quê
hương của con người thời đại khởi đi từ thể tính của lịch sử tính thể”
Suy tư từ sự thiếu vắng quê hương có thể bằng nhiều cách: tư tưởng, văn
chương, hội họa... bằng ngôn ngữ, đường nét, sắc màu ta có thể gợi lên tính
thể của quê hương. Nhưng vì không phải thực nên đường nét màu sắc, ngôn
từ chỉ là âm bản của đời sống, như những bức ảnh. Trên đường tìm kiếm
thể tính hiển hiện ngôn từ, ta đang “ca hát sự qui hồi cố hương”. Và chính
sự ca hát này có tác dụng thức tỉnh và khơi dậy thể tính của bao nhiêu kẻ
khác.
Như Dostoevski tuyên ngôn “cái đẹp cứu rỗi thế giới”. Chúng ta tìm lại
thể tính qua cái đẹp, nhờ vậy cái đẹp được phát kiến và được cứu vớt khỏi