lại dấu ấn mạnh mẽ hơn cả. Văn học hiện đại chủ nghĩa, “được đánh dấu
bởi những nỗ lực có ý thức của các tác giả muốn gán tính chất phi truyền
thống cho những tác phẩm của mình, thường là bằng cách sử dụng những
kĩ thuật thực nghiệm”
. Trong xu hướng hiện đại hóa văn học ấy
Kawabata cũng như “hầu hết tất cả các nhà văn lớn của Nhật Bản ở thế kỷ
hai mươi đều là những người theo chủ nghĩa hiện đại ở một chừng mực nào
đó”
.
Đầu thế kỷ hai mươi, các bản dịch văn học châu Âu đã đưa đến cho văn
học Nhật Bản những kĩ thuật, phương pháp sáng tác mới lạ và có sức hấp
dẫn lớn đối với các nhà văn tân tiến như lối kể khách quan, đa thanh hóa
giọng điệu, dòng ý thức... Sức hút của nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thử
nghiệm thật mãnh liệt, Kawabata đã từng khẳng định “tính chất mới” là tất
cả, và bày tỏ sự khó chịu trước những cách viết đã được công thức hóa:
“Mắt chúng ta rực cháy khát khao được biết điều chưa biết. Những lời chào
hỏi qua lại của chúng ta biểu hiện niềm vui mừng ở chỗ hiện nay ta có thể
tranh luận với nhau bất cứ điều gì là mới. Nếu một người nói, “Good
morning!” và người kia trả lời “Good morning!” thì thật buồn chán. Chúng
ta đã hoàn toàn trở nên chán ngấy văn chương vì nó không thay đổi như
mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc chính xác ở hướng Đông như ngày hôm
qua”.
Thực tế, Kawabata không phải là một nhà văn "đặc sệt" phong cách hiện
đại phương Tây. Điểm lại toàn bộ hệ thống tác phẩm của ông, chúng ta có
thể khẳng định, chủ nghĩa hiện đại và văn học nước ngoài đã có ảnh hưởng
rất lớn tới văn phong Kawabata. Có thể nhận thấy một số biểu hiện tiêu
biểu của sự kết hợp hai phong cách Đông - Tây qua hệ thống nhân vật, chi
tiết liên truyện, sử dụng nhiều độc thoại nội tâm, dòng ý thức, xây dựng cả
những hiện thực và giấc mơ huyền ảo cũng như những hình ảnh mang tính
biểu tượng.
*