TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1415

Đoạn văn đó được nối tiếp sau bài thơ mà tôi đã dẫn trên kia. Tác giả đã

nói rằng bài thơ kia được nghĩ ra trong lúc người đi vào thiền thất sau khi
mặt trăng đã khuất dạng. Tiếp đỏ là bài thơ sau đây:

“Ta sẽ đi đến phía sau núi,

ngươi cũng sẽ đi tới đó nhé, mặt trăng.

Đêm đêm chúng ta sẽ cùng là bạn đồng hành.”

Và đây là sự hình thành một bài thơ khác, sau khi Minh Huệ Thượng

nhân đã sống phần cuối của đêm trong thiền thất, hoặc có thể là đã trở lại
thiền thất một lần nữa trước bình minh.

“Vừa hé mắt ra sau buổi tham thiền, tôi gặp trăng tinh sương soi bên

cửa sổ. Từ nơi chỗ ngồi tăm tối, tôi thấy tâm tôi bỗng được chiếu sáng,
dường như bởi ánh sáng của trăng :

“ Tâm tôi rạng ngời, ánh sáng tinh khiết tràn lan.

Và không còn ngờ gì nữa, trăng sẽ nghĩ rằng ánh sáng của tâm tôi là

chính ánh sáng của trăng “

Bởi những lời trào dâng giản dị, liên tục một cách hồn nhiên như sau mà

thiền sư Minh Huệ được gọi là thi sĩ của trăng:

“ Sáng, sáng và sáng, sáng, sáng và sáng, sáng,

Mặt trăng sáng và sáng, sáng và sáng.”

Trong ba bài thơ về trăng mùa đông từ khoảng cuối đêm đến sáng tinh

sương, Minh Huệ Thượng nhân đã theo hoàn toàn quan điểm của Tây
Hành

[4]

thiền sư, một thiền sư thi sĩ khác: “mặc dù tôi làm thơ, tôi không

nghĩ rằng đó là thơ tôi làm.”

Ba mươi mốt chữ của một bài thơ, chân thật và thuần trực, Như là nói

chuyện trực tiếp với trăng, không phải chỉ để diễn tả cái ý niệm giản dị
“trăng là bạn đồng hành”. Nhìn trăng, thi sĩ biến thành trăng và trăng mà
người đang nhìn trở thành chính thi sĩ. Người chìm trong thiên nhiên, đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.