nhất với thiên nhiên. Ánh sáng “trừng tâm”
thiền thất tới trước khi bình minh về đã trở thành ánh sáng của chính mặt
trăng.
Như chúng ta đã thấy trong phần mở đầu dài của bài thơ thứ nhất
của Minh Huệ Thượng Nhân, trăng mùa đông nơi đấy là bạn đồng hành ;
tâm của thiền sư nơi sơn thất đang cùng trăng tương giao tương cảm. Và đó
chính là điều mà thi sĩ đang ca ngợi. Nếu tôi hay chọn bài thơ đầu mỗi khi
phải viết thủ bút cho người ta, đó là vì cái vẻ dịu dàng và từ bi rất quý hóa
của bài thơ đó. Trăng mùa đông, đi vào trong mây và hiện trở lại soi sáng
bước chân tôi khi tôi đi lên thuyền thất, khiến tôi không sợ sói: gió không
thấm vào người ư, tuyết không thấm vào người ư, người không lạnh ư? Tôi
chọn bài thơ ấy như bài của từ bi, ấm áp, sâu sắc và tế nhị, một bài thơ chứa
đựng được sự im lặng có chiều sâu của tinh thần Nhật Bản. Bác sĩ Yashưo
Yukio, một học giả về Botticelli
nổi tiếng quốc tế, lão thông về nghệ
thuật đông tây kim cổ, đã thu gọn những “đặc chất của nghệ thuật Nhật
Bản” trong một câu nói như sau:
“Khi tuyết rơi, khi hoa nở khi trăng lên, hơn bao giờ hết, ta nhớ tới bạn”.
Khi chúng tôi thấy vẻ đẹp của tuyết trắng, của trăng tròn, khi chúng tôi
trông hoa anh đào nở... tóm lại, khi mà vẻ đẹp của bốn mùa lướt tới và đánh
thức chúng tôi dậy, đó chính là lúc chúng tôi nghĩ nhiều nhất đến những
người thân và muốn chia xẻ sự sung sướng cùng họ. Kích thích bởi cái đẹp,
ta thấy rất cần người chia xẻ, rất cần tình bạn - Và chữ “bạn” ở đây có thể
hiểu là “nhân gian”.
“Tuyết, nguyệt, hoa” những danh từ diễn tả các mùa nối tiếp nhau, theo
phong tục Nhật Bản, đã gom cả vẻ đẹp của núi sông cây cỏ và cả muôn
ngàn biểu hiện khác của thiên nhiên cũng như cảm nghĩ của con người.
Tinh thần ấy, cảm nghĩ ầy, đối với bạn đồng hành trên tuyết, dưới trăng,
trong hoa, cũng là bản chất của Trà Đạo. Trà lễ là một sự cùng đến với
nhau trong cảm nghĩ, là một sự gặp gỡ giữa những người bạn tốt, trong một
cơ hội đẹp. Tôi có thể nói lướt qua rằng : Xem quyển tiểu thuyết “ Thiên